Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 9 có đáp án
Tải vềTổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 9 có đáp án
Đề 1
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ................................. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2019 - 2020 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày thi: 4 tháng 6 năm 2020 Thời gian làm bài: 90 phút |
Phần I (6 điểm):
Vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, với niềm tin và tình yêu mãnh liệt dành cho con người, cho đất nước, trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết:
Mùa xuân người cầm súng
1. Chép chính xác chín câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt.
2. Trong đoạn thơ em chép có từ “đất nước”, tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ đó. Theo em, các từ em vừa tìm có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong đoạn thơ không? Vì sao?
3. Trong đoạn thơ, tác giả đã so sánh đất nước với hình ảnh nào? Phân tích ngắn gọn hiệu quả của phép so sánh đó trong việc biểu đạt nội dung.
4. Dựa vào khổ thơ em vùa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân ấy! trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu bị động và thành phần khởi ngữ).
Phần II (4.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chưa bao giờ như bây giờ: hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu .... không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế ....
Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch: nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn, nước uống....
(Theo báo Giáo dục thời đại, Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID - 19)
1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về đại dịch được nói đến trong đoạn trích trên.
2. Từ đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một bài văn khoảng 2 trang trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid - 19.
Đề 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG |
KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 .................. Môn: NGỮ VĂN Ngày kiểm tra: 04 tháng 06 năm 2020 Thời gian làm bài: 90 phút |
PHẦN 1: (7 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
..... ”Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này.”
(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích giúp em hiểu như thế nào về nhân vật?
Câu 2: Xét về cấu tạo, câu văn cuối của đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Việc sử dụng kiểu câu ấy có tác dụng như thế nào?
Câu 3: Trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, vì sao tác giả sử dụng linh hoạt các đại từ nhân xưng (có lúc xưng “tôi” có khi xưng “chúng tôi”)? Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng đặc điểm như vậy, ghi rõ tên tác giả.
Câu 4: Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tinh thần đồng đội, sự gắn bó thân thiết giữa các thành viên tổ trinh sát mặt đường trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và thành phần khởi ngữ. (gạch chân, chú thích rõ).
PHẦN II (3 điểm)
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
Anh kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”
(Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Chép chính xác một câu văn có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.
Câu 3: Qua đoạn trích trên, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩ của lòng khoan dung trong cuộc sống.
Đề 3
Phần 1. (6.0 điểm)
Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
1. Nêu hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ.
2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ cảm nhận của Thanh Hải về mùa xuân đất nước ở khổ thơ dưới đây. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một trợ từ (gạch chân chú thích rõ)
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
4. Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về đề tài mùa xuân và ghi rõ tên tác giả.
Phần II. (4.0 điểm)
Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:
[...] Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt (1) Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của mọt sự tự nhục mạ. (2)
Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó (3)
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)
1. Nhân vật “chị” trong đoạn trích là ai? Viết từ 3 đến 5 câu văn nối tiếp nhau giới thiệu nhân vật đó.
2. Câu (1) và (2) trong đoạn trích trên liên kết với nhau bởi phép liên kết nào? Chỉ rõ từ ngữ được sử dụng làm phương tiện liên kết.
3. Từ đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.
Đề 4
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .......................... ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian - 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 01 trang) |
Phần I (6 điểm)
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương có viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và cảm hứng bao trùm trong toàn bộ bài thơ.
2. Chỉ rõ các phép tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai câu thơ đã dẫn ở trên và nêu tác dụng.
3. Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, hãy trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và một phép thế để liên kết câu (chú thích cụ thể)
5. Kể tên một văn bản khác đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về Bác Hồ (ghi rõ tên tác giả)
Phần II (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới:
“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính liệu mìn có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”
(Trích theo sách Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Ai là tác giả?
2. Truyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó.
3. Từ tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.
Đề 5
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAN PHƯỢNG ................... ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2019 - 2020 ................... Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút |
Phần I (6.5 điểm): Trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có câu: “Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.”
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê (1,0 điểm)
2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu văn trên. (0,5 điểm)
3. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được kể ở ngôi kể nào? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó là gì? (1,5 điểm)
4. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Phương Định được thể hiện trong tình huống phá bom trên cao điểm. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép lặp (Gạch chân dưới từ ngữ làm thành phần phụ chú và phép lặp) (3,5 điểm)
Phần II (3,5 điểm): Quan sát các câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
a “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
1. Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? (0,5 điểm)
2. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ thứ 2. (1.0 điểm)
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy kiểm tra) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm Biết ơn là một ruyền thống của người Việt. (2,0 điểm)
.............................Hết...............................
Đề 6
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............ ĐỀ CHÍNH THỨC |
KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2019 - 2020 ................. Môn: Ngữ văn - lướp 9 Ngày 09/6/2020 Thời gian làm bài: 120 phút |
Phần 1. (7.0 điểm)
Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê có viết:
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.
(Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn đó.
Câu 2.
a. Nhân vật “tôi” được nhắc tới trong đoạn trích trên là ai? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
b. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn in đậm. Câu văn ấy giúp em hiểu gì về nhân vật “tôi”?
Câu 3. Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn đặc trưng của người con gái Hà Nội.
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của nhân vật “tôi”. Trong đoạn văn, sử dụng hợp lí cách dẫn trực tiếp và phép thế để liên kết câu. (Chú thích rõ lời dẫn trực tiếp và phương tiện liên kết).
Câu 4. Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh là một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam hiện đại. Hãy kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về đề tài đó và ghi rõ tên tác giả.
PHẦN II (3 điểm)
Trong một văn bản đã học có các câu:
- Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
- Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Câu 1. Những câu trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Đặt trong văn bản, những lời hỏi của người con chứa hàm ý gì?
Câu 3. Từ nội dung văn bản có chứa những câu trích trên, kết hợp với hiểu biết xã hội của bản thân, trong khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ về bản lĩnh của mỗi người trước những cám dỗ cuộc đời.
Đề 7
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............ ĐỀ CHÍNH THỨC |
KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2019 - 2020 ................. Môn: Ngữ văn - lớp 9 Ngày 11/6/2020 Thời gian làm bài: 120 phút |
(Đề kiểm tra gồm 01 trang)
Phần 1. (7.0 điểm)
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, có đoạn:
“Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Ðất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.”
(Trích Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Em hãy cho biết tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này.
2. Truyện được trần thuật từ ngôi kể nào, người kể chuyện là ai? Việc lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?
3. Chỉ ra phép liên kết trong hai câu văn được in đậm và các từ ngữ dùng để thực hiện phép liên kết đó.
4. Cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh càng giúp chúng ta hiểu rõ hơn tinh thần lạc quan, dũng cảm của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm.
Hãy làm sáng tỏ nội dung trên bằng một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng khởi ngữ và câu phủ định (gạch chân, ghi chú thích).
5. Những câu văn “Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung.” Khiến em nhớ tới câu thơ nào trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật cũng nói về sự rung chuyển dữ dội do bom đạn của quân thù gây nên?
PHẦN II (3 điểm)
Trong văn bản "Giáo dục - chìa khóa của tương lai”, Phê-đê-ri-cô May-o đã viết:
“Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Phát hiện thành phần phụ chú trong đoạn trích và cho biết thành phần đó chú thích cho cụm từ nào?
2. Khi viết “chìa khóa của cánh cửa này", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó.
3. Với Phê-đê-ri-cô May-o, chìa khóa của tương lai là giáo dục con với mỗi người, chắc chắn ai cũng đều có “chìa khóa” của riêng mình. Em hãy trình bày suy nghĩ trong khoảng 2/3 trang giấy thi về vấn đề bản thân sẽ làm gì để mở cánh cửa đến tương lai.
Đề 8
Câu 1. (4 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a, b, c:
Ở một làng nọ có những người nông dân chuyên làm nghề trồng bắp. Có một bác nông dân nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuât nên cuối mùa đã thu được những trái bắp tốt. Trong khi đó những người nông dân trong làng, vì không nắm được kĩ thuật nên bắp bị sâu rầy mất mùa, đói kém. Và thế là bác nông dân kia một mình một chợ tha hồ giàu to. Thế nhưng đầu mùa sau người ta lại thấy bác nông dân kia đem những hạt giống tốt tặng những người hàng xóm và lại còn vui vẻ bày cho họ cách chăm sóc ruộng bắp của mình nữa. Ngạc nghiên trước việc làm của bác, một phóng viên đã hỏi bác: “Sao ông lại cho láng giềng những hạt bắp giống tốt nhất của mình như vậy, trong khi họ cũng tham gia cạnh tranh với ông?”. “Ồ!”, người nông dân trả lời, anh không biết rằng những luồng gió thổi những hạt phấn hoa từ những cây bắp này sang những cây bắp khác sao? Nếu láng giềng tôi trồng toàn những cây bắp kém chất lượng thì sự thụ phấn có thể khiến những cây bắp của tôi cũng sản sinh ra những trái bắp kém chất lượng. Do đó nếu muốn có những trái bắp tươi tốt, tôi phải giúp những người hàng xóm tôi có những trái bắp tươi tốt. Lý do chỉ là đơn giản vậy thôi."
(Theo http://thanninhd.pgcdhauthanh.edu.vn)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
b. Việc làm và câu trả lời của bác nông dân gợi cho em suy nghĩ gì?
c. Viết đoạn văn bàn luận về bài học được rút ra từ văn bản trên.
Câu 2 (6 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác , Theo Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
……………..Hết……………..
Đề 9
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Sẻ chia từng chiếc khẩu trang
Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang.
Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí.
(Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus Corona)
Câu 1.
Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
Câu 2.
Tìm và gọi tên một phép liên kết có trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 3.
Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống dịch bệnh?
Câu 4.
Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên có cần được ca ngợi không? Vì sao? Bản thân em cần phải làm gì để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sjw chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
……………..Hết……………..