5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết — Không quảng cáo

Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức


Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án

Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 kết nối tri thức có đáp án

Đề 1

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; N ăm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau; Kính yêu từ trước đến sau, Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời? Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo; Có khi từng gác cheo leo, Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang. Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân. Có khi bàn soạn câu văn, Biết bao đông bích, điển phần trước sau (Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, NXB Gíáo dục

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

A. Tự do

B. Song thất lục bát

C. Thất ngôn bát cú

D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử đụng chủ đạo trong trong câu thơ: " Bác Dương thôi đã thôi rồi" ?

A. Nói quá

B. Ẩn dụ

C. Nói giảm nói tránh

D. Hoán dụ

Câu 3: Đâu không phải là kỉ niệm giữa hai người bạn được nhắc đến trong đoạn thơ?

A. “Gác cheo leo”

B. “Rượu ngon cùng nhắp”

C. “Bàn soạn câu văn”

D. “Leo núi nơi dặm khách”

Câu 4: Tâm trạng của tác giả trước sự ra của người bạn trong đoạn thơ như thế nào?

A. Cảm thương, nuối tiếc

B. Coi trọng, nể phục

C. Vui vẻ, phấn khởi.

D. Thất vọng, buồn đau

Câu 5: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là:

A. Bác Dương

B. Nước mây

C. Nguyễn Khuyến

D. Ta

Câu 6: Chỉ ra đâu không phải là từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ:

A. Đăng khoa

B. Đông bích

C. Róc rách

D. Điển phần

Câu 7: Vẻ đẹp cơ bản của nhân vật “tôi” được bộc lộ qua đoạn thơ là gì?

A. Hành vi

B. Thái độ

C. Nhận thức

D. Nhân cách

Câu 8: Nghĩa của từ  xuân" trong câu thơ: "Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân".

A. Chỉ chất men say của rượu ngon, tình cảm thắm thiết của bạn bè.

B. Chỉ thời gian mùa xuân đầy sức sống, vui tươi nhộn nhịp.

C. Chỉ một mùa trong năm, đồng thời từ “xuân” còn nhấn mạnh đến tuổi trẻ của con người.

D. Chỉ rượu ngon

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN ( 6 điểm)

Câu 1: Từ nội dung đoan trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 15-20 dòng trình bày suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay?

Câu 2:

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người – đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!....

( Trích Tiếng ru - Tố Hữu)

Anh chị hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về đoạn thơ trên.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 2

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; N ăm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Tự tình (III)

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh, Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh. Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng, Nửa mạn phong ba luống bập bềnh. Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến, Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh. Ấy ai thăm ván cam lòng vậy, Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

( Thơ Hồ Xuân Hương - NXB Văn học, Hà Nội,1993, Lữ Huy Nguyên tuyển chọn và giới thiệu)

Câu 1 . Bài thơ Tự tình III thuộc thể thơ nào sau đây?

A. Thất ngôn tứ tuyệt.

B. Thất ngôn bát cú Đường luật.

C. Thơ tự do.

D. Thất ngôn trường thiên.

Câu 2. Chiếc bách trong câu thơ thứ nhất có nghĩa là:

A. Chiếc thuyền.

B. Chiếc bánh.

C. Số 100.

D. Cánh bèo trôi nổi trên sông.

Câu 3 . Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

A. So sánh.

B. Phép đối

B. Nhân hóa.

D. Hoán dụ

Câu 4. Bài thơ sử dụng tất cả bao nhiêu từ láy?

A. 4

B. 5

B. 6

D. 7

Câu 5 . Bài thơ viết về đề tài gì? A . Viết về người phụ nữ.

B. Người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

C. Người nông dân trong xã hội xưa.

D. Người nông dân trong xã hội nay.

Câu 6 . Từ lênh đênh trong câu thơ Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh” có nghĩa gì?

A. Tâm trạng bất ổn của người phụ nữ.

B. Sự bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

C. Sự bập bềnh trôi dạt của con thuyền trên dòng nước mênh mông, không biết đi đâu về đâu.

D. Số phận trôi nổi của người phụ nữ trên dòng nước, không biết sẽ đi đâu về đâu.

Câu 7 . Đâu không phải là nội dung  của bài thơ:

A. Bài thơ tố cáo giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa.

B. Bài thơ thể hiện tâm trạng đau buồn của nhân vật trữ tình.

C. Bài thơ thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.

D. Bài thơ thể hiện niềm tin tươi sáng của Hồ Xuân Hương về tình duyên.

Câu 8 : Câu nào diễn tả đúng tâm trạng của tác giả được thể hiện trong bài thơ?

A. Cô đơn, lạc lõng, chán chường, phẫn uất

B. Buồn thương, bất lực, chấp nhận số phận.

C. Hạnh phúc, vui vẻ, mãn nguyện, sung sướg

D. Cô đơn, bất lực, mãn nguyện

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN ( 6 điểm)

Câu 1: Từ thân phận người phụ nữ trong bài thơ “Tự tình III” của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ theo chủ đề vượt lên số phận.

Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau:

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua: Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan thu, phần trả nợ; Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa; Chợ búa giầu chè, chả dám mua. Cần kiệm thế mà không khá nhỉ: Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

Làm ruộng – Nguyễn Khuyến

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 3

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; N ăm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

NHÀN

Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Chữ nhàn trong bài thơ được hiểu như thế nào?

A. Không làm gì vất vả, khó nhọc.

B. Không lo lắng suy nghĩ nhiều

C. Sống yên ổn không quan tâm đến ai

D. Sống thuận theo tự nhiên không màng công danh

Câu 3. Ý nào không phải là biểu hiện của lối sống nhàn trong bài thơ

A. Ung dung, thư thái trong việc làm, cùng như khhi vui chơi.

B. Thích đi đây đi đó để thưởng ngoạn thiên nhiên.

C. Chọn nơi vắng vẻ, không thích chốn ồn ào, bon chen

D. Sinh hoạt giản dị mùa nào thức ấy  .

Câu 4.. Hai câu 5-6 cho ta hiểu gì về những sinh hoạt hàng ngày của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Đạm bạc, thanh cao

B. Thiếu thốn, nghèo khổ.

C. Đầy đủ, sung túc

D. Sang trọng, phú quý

Câu 5. Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt cảu bài thơ là:

A. Cô đọng, hàm súc

B. Cầu kì, trau chuốt

C. Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị

D. Chân thực gần với ca dao

Câu 6 . Dòng nào sau đây không phải là nhận xét về vẻ đẹp trong triết lí sống nhàn của bài thơ

A. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở tinh thần tự do lựa chọn cách sống cho mình

B. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở nhịp sống của con người hài hòa với nhịp điệu của thiên nhiên bốn mùa.

C. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thú nhàn giản dị mà thanh cao như ngắm trăng, thưởng hoa, chơi đàn…

D. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở  thái độ coi thường  phú quý và danh lợi.

Câu 7. Câu thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao”

Cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào?

A. Người có lối sống cao ngạo, khác đời.

B. Người có lối sống thoát li, xa lánh cuộc đời

C. Người có lối sống an nhàn, hưởng thụ

D. Cả A và B đều đúng

Câu 8. Quan niệm về khôn ,dại ở hai câu thơ có mối liên hệ với câu tuch ngữ nào?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

B. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác

C. Xởi lởi trời cho, so đo trời co lại

D.Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN ( 6 điểm)

Câu 1. “ Khi công nhận cái yếu của mình con người sẽ trở nên mạnh mẽ.”

Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 15-20 dòng trình bày cảm nghĩ của anh chị về câu nói trên?

Câu 2. Anh chị hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về bài thơ sau:

TỪ ẤY (Tố Hữu)

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ...

Tháng 7-1938

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 4

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; N ăm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Năm mới chúc nhau

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối,

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?

Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,

Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:

Đứa thời mua tước, đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng,

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp, người đông đúc,

Bồng bế nhau lên nó ở non.

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:

Chúc cho khắp hết ở trong đời.

Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,

Sao được cho ra cái giống người.

- Trần Tế Xương -

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2: Văn bản được viết theo dạng nào của thơ Đường luật?

A. Thơ bát cú

B. Thơ tuyệt cú

C. Thơ bài luật

D. Thơ trường đoản cú

Câu 3: Đâu không phải là lời chúc của nhân vật “nó”?

A. Cái sự giàu

B. Cái sự sang

C. Trăm tuổi bạc đầu

D. Cho ra cái giống người

Câu 4: Việc sử dụng cặp đại từ “nó- ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của tácgiả?

A. Coi thường, khinh rẻ, giểu cợt

B. Coi trọng, nể phục, tán đồng

C. Vui vẻ, phấn khởi.

D. Thất vọng, buồn đau

Câu 5: Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong bài thơ là:

A. Làm nổi bật sự khác biệt giữa “ta” với “nó”

B. Tạo sự cân đối, hài hòa cho lời thơ

C. Tạo sự thống nhất về nội dung và hình thức

D. Làm cho câu thơ sinh động, ấp dẫn

Câu 6: Nhân vật ông quyết đi buôn lọnglà vì:

A. Có lãi cao

B. Nhiều người mua tước, mua quan

C. Đó là nghề của “ông”

D. Thời tiết

Câu 7: Vẻ đẹp cơ bản của nhân vật “ta” được bộc lộ qua lời chúc là gì?

A. Hành vi

B. Thái độ

C. Nhận thức

D. Nhân cách

Câu 8: Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?

A. Tham lam, lố bịch, đểu giả

B. Tốt bụng, thanh liêm

C. Thanh liêm, trong sạch, công tư phân minh

D. Tham lam,  thương dân

Câu 9: Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể trong nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.

Câu 10: Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

Cái kén và con bướm

Một người đàn ông tìm thấy một cái kén của sâu bướm. Con sâu dường như đang cố gắng để chui ra khỏi kén. Người đàn ông ngồi xuống và quan sát cái kén suốt hàng giờ nhưng dường như con sâu bướm phải vật lộn rất vất vả mà chỉ tạo ra được một chiếc lỗ nhỏ xíu. Đột nhiên nó dừng lại và dường như kiệt sức, bế tắc.

Người đàn ông quyết định giúp con bướm có thể chui ra ngoài bằng cách dùng kéo cắt lỗ trên chiếc kén rộng thêm một chút nữa. Sau đó, con bướm nhỏ đã có thể thoát ra khỏi kén dễ dàng hơn nhưng cơ thể nó dường như yếu ớt, đôi cánh rúm ró.

Người đàn ông vẫn ở đó, chờ cho đôi cánh bướm có thể dang rộng và con bướm bay lên. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra. Con bướm sẽ chỉ có thể sống phần đời con lại bằng cách bò với cơ thể khuyết tật và đôi cánh rúm ró. Nó không bao giờ có thể bay,

Mặc dù, người đàn ông có lòng tốt, nhưng anh ta không hiểu quy luật của tự nhiên. Cái kén chật hẹp là thử thách để sâu có thể hóa bướm. Chỉ có tự mình nỗ lực thoát khỏi cái kén, chất lỏng trong cơ thể sâu mới chuyển hết sang đôi cánh, giúp nó có thể bay tự do.

(Trích “Quà tặng cuộc sống”)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về bài học được rút ra từ câu chuyện trên.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm

Đề 5

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; N ăm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

CẦN HIỂU ĐÚNG TINH THẦN BÀI THƠ “NAM QUỐC SƠN HÀ” CỦA DANH TƯỚNG LÝ THƯỜNG KIỆT

(Nguyễn Thị Thọ)

Cần hiểu đúng tinh thần bài thơ “Nam quốc sơn hà” của danh tướng Lý Thường Kiệt

Khi nhà Tống ráo riết chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt, nắm được ý đồ của chúng, Lý Thường Kiệt bố trí kế hoạch cho các lực lượng vũ trang địa phương, các thổ binh, hương binh ở vùng núi phía bắc làm nhiệm vụ kiếm chế và tiêu hao địch trên các con đường tiến vào của chúng. Đồng thời ông cho tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào sông Như Nguyệt (sông Cầu), có rào giậu nhiều tầng, chạy dài trên 200 dặm từ chân núi Tam Đảo sông Lục Đầu. Với phòng tuyến này, quân ta nắm chắc khả năng chặn địch, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và cả một vùng trung châu rộng lớn, trù phú của đất nước.

Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều hướng vượt biên giới tiến ào ạt vào Đại Việt. Ngày 18-01-1077, các cánh quân Tống tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng. Phòng tuyến sông Cầu sừng sững như một bức tường thành, vững chãi, uy nghiêm và đầy thách thức. Đặc biệt, vào lúc cuộc chiến đang diễn ra vô cùng quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã viết “Nam quốc sơn hà” - một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ. Theo sách Việt điện u linh tập thì: “Đang đêm nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tổng sợ, không đánh cũng tan”.

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” khẳng định chân lý hùng hồn: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo nghiêm khắc kẻ ngoại xâm, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta hăng hái chiến đấu, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn. Đi vào lịch sử, bài thơ được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một ngàn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ. Bài thơ đã được đưa vào chương trình Ngữ văn của nhiều bậc học, cấp học, nhưng đối với phần phiên âm và dịch thơ đều có nhiều điều mà chúng tôi muốn đề cập, trao đổi để chúng ta hiểu đúng hơn về tinh thần của bài thơ.

Xin được nói lại cho rõ rằng, đây là một bài thơ tứ tuyệt vô đề của Lý Thường Kiệt. “Nam quốc sơn hà” chỉ là bốn chữ đầu trong bài thơ tứ tuyệt đó được ta lấy làm tiêu đề. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 28 chữ, nhưng rất tiếc là suốt nhiều thế kỷ qua đã có nhiều người đọc không đúng và hiểu không đúng.

Trước hết là về cách hiểu đối với câu thơ thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam Đế cư. Câu này được hầu hết sách giáo khoa dịch là: Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Theo nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Khắc Thuần, chữ Đế mà dịch là Vua thì không đúng bởi trong lịch sử dân tộc, các bậc nắm quyền điều khiển vận mệnh quốc gia xưa kia của chúng ta thường xưng là Hoàng đế (gọi tắt là Đế) và coi đó như là một sự đối trọng với triều đình phương Bắc. Hoàng đế là ngôi cao nhất, ngôi có quyết phong cho nhiều người làm Vua, nhưng Vua thì không bao giờ có quyền phong cho ai làm Hoàng đế. Vì sự tế nhị trong quan hệ bang giao và nhất là vì sự an bình của đất nước, các triều đại xưa của ta thường chấp nhận sự tấn phong của thiên triều phương Bắc. Tuy nhiên, đó hoàn toàn chỉ là chuyện hình thức, là bề ngoài và là sách lược bang giao. Cái gọi là “thiên triều” phương Bắc bao giờ cũng chỉ phong cho đáng ở ngôi cửu trùng của nước ta đến ngôi cao nhất là An Nam quốc vương nước An Nam). Do vậy, dịch Đế là Vua cũng có nghĩa là chưa thấy hết niềm tự tôn và tự tin rất mãnh liệt của tổ tiên.

Câu thứ hai của bài thơ là “Tuyệt nhiên phân định tại thiên thư”, nhưng đa số sách lại chép là “Tuyệt nhiên định phận tại thiên thử”. Không giống nhau chỉ có hai chữ (định phận và phân định) nhưng ý nghĩa thì rất nhiều khác biệt. Định phận mang hàm ý là được trời ban, được thừa hưởng một ấn huệ tự nhiên nào đó; ngược lại, phân định mang ý nghĩa chủ yếu là phản ánh năng lực tự xác lập và khẳng định, phản ánh một nội lực vươn lên rất rõ ràng. Là một tác phẩm đặc biệt (được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc) nên việc tôn trọng nguyên bản là rất có ý nghĩa. Bộ Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỉ, quyển III, tờ 9-b- bản được khắc in năm Chính Hòa thứ 18: 1697) phiên âm là: “Tuyệt nhiên phân định tại thiên thử” (chứ không phải là “Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”). Vậy, với ý thức tôn trọng nguyên bản, lời tạm dịch thơ có thể là: “Sông núi nước Nam, Nam Đế ở/Rành rành phân định ở sách trời/Cớ sao lũ giặc dám xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

(baodaklak.vn)

Lý Thường Kiệt vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban

quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt. Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp. Ông chính là một trong những vị tướng có công rất lớn trong việc giữ gìn vững chắc miền biên ải của đất nước trước họa xâm lăng của phong kiến phương Bắc – trong có chiến công oanh liệt trên sông Như Nguyệt (1077) với dấu ấn của bài thơ Thần nổi tiếng “Nam quốc sơn hà”

Chọn đáp án đúng:

Câu 1: Luận đề văn bản là gì, đứng ở vị trí nào của văn bản?

A. Cần hiểu đúng tinh thần bài thơ “Nam quốc sơn hà” của danh tướng Lý Thường Kiệt; thể hiện ở nhan đề văn bản.

B. “Nam quốc sơn hà” là bài thơ của danh tướng Lý Thường Kiệt: suy luận ra từ toàn văn bản.

C. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” khẳng định chân lý hùng hồn: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng…;đứng ở phần đầu văn bản.

D. Bài thơ đã “Nam quốc sơn hà” được đưa vào chương trình Ngữ văn của nhiều bậc học, cấp học; nằm ở cuối luận điểm 1.

Câu 2: Nhan đề Cần hiểu đúng tinh thần bài thơ “Nam quốc sơn hà” của danh tướng Lý Thường Kiệt đã cung cấp cho độc giả những thông tin gì?

A. Phạm vi bàn luận của văn bản.

B. Quan điểm của người viết.

C. Đối tượng, phạm vi bàn luận của văn bản.

D. Nội dung sẽ triển khai trong bài viết.

Câu 3: Văn bản có mấy luận điểm, luận điểm nào đóng vai trò trọng tâm của văn bản

A. Bốn luận điểm; luận điểm 2 là trọng tâm.

B. Ba luận điểm; luận điểm 3 là trọng tâm.

C. Bốn luận điểm; luận điểm 4 là trọng tâm.

D. Ba luận điểm; luận điểm 3 là trọng tâm.

Câu 4: Dòng nào nói lên nội dung của luận điểm 1?

A. Trận đánh trên sống Như Nguyệt.

B. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà.

C. Bối cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc.

D. Tài năng quân sự của tác giả Nam quốc sơn hà.

Câu 5: Dòng nào nói lên vai trò của luận điểm số 2 đối với toàn văn bản?

A. Dẫn dắt vào nội dung chính của luận đề.

B. Giới thiệu luận đề.

C. Khẳng định tầm quan trọng của luận đề.

D. Mở rộng phạm vi của luận đề.

Câu 6: Dòng nào sau đây nói lên phạm vi của luận đề?

A. Bài thơ đã được đưa vào chương trình Ngữ văn của nhiều bậc học, cấp học.

B. Phần phiên âm và dịch thơ đều có nhiều điều mà chúng tôi muốn đề cập.

C. Chúng ta hiểu đúng hơn về tinh thần của bài thơ.

D. Bài thơ được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

Câu 7: Đoạn sau đứng ở vị trí nào của văn bản? Có vai trò thế nào đối với luận đề

“Xin được nói lại cho rõ rằng, đây là một bài thơ tứ tuyệt vô đề của Lý Thường Kiệt. “Nam quốc sơn hà chỉ là bốn chữ đầu trong bài thơ tứ tuyệt đó được ta lấy làm tiêu đề. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 28 chữ, nhưng rất tiếc là suốt nhiều thế kỷ qua đã có nhiều người đọc không đúng và hiểu không đúng.”

A. Cuối luận điểm 2, liên kết 2 luận điểm.

B. Mở đầu luận điểm 3; làm rõ cấu trúc của bài thơ.

C. Luận điểm 3; Nêu biểu hiện của vấn đề (luận đề).

D. Mở đầu luận điểm 3; Nêu lí do cần bàn luận (luận đề).

Câu 8: Hình thức của luận điểm 3 có gì đặc biệt so với các luận điểm khác?

A. Có nhiều đoạn nhỏ (gồm nhiều luận cứ).

B. Có duy nhất một đoạn (một luận cứ).

C. Có 3 đoạn (ba luận cứ).

D. Có 4 đoạn (ba luận cứ).

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 9 . Đọc đoạn văn bản (ở luận điểm 3) từ “Trước hết là về cách hiểu đối với câu thơ thứ nhất”…đến “và tự tin rất mãnh liệt của tổ tiên” và cho biết (1đ)

a. Xác định lí lẽ, bằng chứng khách quan tiêu biểu nhất?

b. Xác định ý kiến chủ quan của tác giả? Nhận xét mối quan hệ của chúng với bằng chứng lí lẽ khách quan

Câu 10 . Hãy so sánh bản dịch cũ với bản dịch mới của  tác giả Nguyễn Thị Thọ sau đây và cho biết em thích bản dịch nào hơn, vì sao? (0.5đ)

Sông núi nước Nam, Nam Đế ở

Rành rành phân định ở sách trời

Cớ sao lũ giặc dám xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

II. VIẾT (4 điểm)

Vận dụng kiến thức ở phần đọc hiểu, viết bài văn thể hiện suy nghĩ của em về ý thức tự cường dân tộc trong Nam quốc sơn hà (bài có độ dài 1-1,5 trang)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Cùng chủ đề:

5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
5 đề kiểm tra học kì 1 Văn 8 kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 8 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 8 bộ sách kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết