Anh, chị hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận — Không quảng cáo

Văn mẫu 11 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 11 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tràng giang


Anh, chị hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Phía sau bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn trong bài Tràng Giang là bức tranh tâm trạng của Huy Cận một bức tranh tâm hồn giàu tính nhân văn.

Từ ngàn xưa, thiên nhiên đã trở thành niềm cảm hứng mãnh liệt khơi nguồn sáng tạo cho thi nhân. Ta đã từng gặp cảnh bồng lai trong thơ Lý Bạch, một vùng quê mộc mạc, tĩnh lặng trong thơ Nguyễn Khuyến, cảnh sơn thủy hữu tình trong thơ Nguyễn Trãi. Phong trào Thơ mới (1932-1945) với sự tập hợp của nhiều gương mặt thi nhân, đã mang đến cho người đọc nhiều cảnh sắc thiên nhiên độc đáo, vây phủ tâm trạng của thi nhân. Đọc Tràng giang của Huy Cận, ta bắt gặp một thiên nhiên kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ khiến ta như “đứng trên thiên văn đài của linh hồn, nhìn cõi bát ngát”.

Tràng giang là bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển

Nếu thiên nhiên trong, “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu mang vẻ đẹp thướt tha thì thiên nhiên trong Tràng giang của Huy Cận lại mang vẻ đẹp hùng vĩ, rợn ngợp của “trời rộng - sông dài’’.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả:

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Dòng sông mênh mang, chảy dài trong không gian vắng lặng, bát ngát. Những con sóng lớp lớp nối dài như nỗi buồn miên man không đứt. Song song với chiếc thuyền như buông trôi, phó mặc cho cuộc đời là nỗi buồn “điệp điệp” gợi niềm chia biệt.

Cảnh ở đây sầu từ “con thuyền", “cành củi khô”, “dòng nước” đến "sóng”, “bờ xanh – bãi vàng’’ đều cô liêu, đều mang nỗi sầu lớn: bao nhiêu ngả nước, bấy nhiêu ngả sầu, sầu miên man bất tận.

Không gian mở rộng theo chiều dọc về độ cao, rộng, sâu. Những hình ảnh đơn sơ bằng nét vẽ tinh tế giàu sắc thái cổ điển mà vẫn mới mẻ.

Thiên nhiên mang vẻ đẹp sâu lắng được đặt trong không gian sông nước lặng lẽ và rợn ngợp được khúc xạ qua tâm hồn thi sĩ.

Thiên nhiên được khúc xạ qua tâm hồn thi sĩ.

Nỗi buồn của Huy Cận miên man không dứt như sông nước mênh mang bất tận, theo sông nước lan tỏa rất xa. Thấm đượm trong cảnh vật là một linh hồn “mang mang thiên cổ sầu”.

Thiên nhiên được khúc xạ qua tâm hồn lãng mạn, mang nỗi buồn của thi sĩ.

Cái đẹp hiện lên qua tâm hồn thảng thôi của thi nhân:

Lòng quê dợn dợn vời con nước.

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Nếu trong “Đây mùa thu tới” nỗi buồn tỏa ra từ nỗi cô đơn, quạnh vắng, “Đây thôn Vĩ Dạ” nỗi buồn nhè nhẹ được cất lên từ ý thức sợ bị lãng quên của nhà thơ, thì “Tràng giang” là nỗi niềm “nhớ nhà” - nhớ một chốn quê hương mà phải chăng đây là hình ảnh Đất Nước bị khuất lấp đâu đó trong màn đêm nô lệ?

Miêu tả thiên nhiên, trong thơ xưa "... thường chuộng thiên nhiên đẹp: Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông là di sản của thơ phương Đông. Thời đại Thơ mới là thời đại muốn cái “tôi” được khẳng định. Vì vậy, thiên nhiên trong thơ mới mang một sắc thái khác khi miêu tả thiên nhiên.

Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên trong Thơ mới là tìm hiểu vẻ đẹp mang tính thời đại. Các nhà thơ, trong đó có Huy Cận đã gởi cái tôi cá nhân của mình vào thiên nhiên với nỗi buồn của thế hệ sống dưới thời Pháp thuộc.

Phía sau bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn trong bài “Tràng giang" là bức tranh tâm trạng của Huy Cận một bức tranh tâm hồn giàu tính nhân văn.


Cùng chủ đề:

4 bài viết số 3 lớp 11: Nghị luận văn học hay nhất
"Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ" - Ngữ Văn 12
Anh (chị) hãy nêu những bài học thấm thìa nhất về cuộc đời và thư của Nguyễn Đình Chiểu
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin
Anh, chị hãy bình giảng khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Anh, chị hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ”
Ấn tượng của anh, chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Ấn tượng khi đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12
Bài 1 - Phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí phèo”
Bài 1: Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính