Anh chị suy nghĩ gì về tình trạng xả rác tràn lan trong địa bàn thành phố — Không quảng cáo

Soạn văn 12 tất cả các bài, Ngữ văn 12 , tổng hợp văn mẫu hay nhất


Anh chị suy nghĩ gì về tình trạng xả rác tràn lan trong địa bàn thành phố

Việt Nam đang trên con đường đổi mới, phấn đấu xây dựng một đất nước giàu đẹp văn minh. Trình độ của một dân tộc được đánh giá qua nhiều mặt trong đó có ý thức hành vi văn hoá, văn minh của mỗi người. Thế nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại một hiện tượng tiêu cực, phản cảm là người dân có thói quen vứt rác tràn lan một cách bừa bãi trong địa bàn thành phô\' hay cụ thể là ở những nơi công cộng.

Bài làm Việt Nam đang trên con đường đổi mới, phấn đấu xây dựng một đất nước giàu đẹp văn minh. Trình độ của một dân tộc được đánh giá qua nhiều mặt trong đó có ý thức hành vi văn hoá, văn minh của mỗi người. Thế nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại một hiện tượng tiêu cực, phản cảm là người dân có thói quen vứt rác tràn lan một cách bừa bãi trong địa bàn thành phô' hay cụ thể là ở những nơi công cộng. Ngoài nước thải, khói bụi, chất độc hại thì rác góp một phần không nhỏ vào việc hủy hoại môi trường. Từ thềm vắng, đường phố, kênh rạch, thậm chí cả những khu vui chơi giải trí... đâu đâu ta cũng thấy nó hiện diện. Dường như rác đã trở thành một phần, một nỗi ám ảnh trong cuộc sống thường nhật. Nguyên nhân chính là do sự thiếu ý thức của người dân. Một sô' người đem rác trong nhà ra để ngoài đường phô', thậm chí còn quăng thẳng ra ngoài đường. Ngoài ra còn có tình trạng người ăn quà vặt thản nhiên vứt. rác ngay tại chỗ mình đang ngồi hoặc nếu ngồi gần hồ thì vung tay ném thẳng xuống hồ. ơ những nơi công cộng hoặc trên các đường phố’, công ti công viên cây xanh đã đặt nhiều thùng rác để giữ gìn vệ sinh chung nhưng hầu như chẳng mấy ai bỏ rác vào đúng chỗ mà cứ thích vứt bừa bãi. Người xưa có câu “chạy trời không khỏi nắng” thì ngày nay ta lại có câu “chạy đâu cho khỏi rác”, rác tứ bề, đe dọa cuộc sống, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống trầm trọng. Vì vậy, công viên cũng như một số nơi mát mẻ để mọi người hóng gió -như hồ Con Rùa, hồ Hoàn Kiếm lại là những nơi chứa rác. Số người đến càng nhiều thì lượng rác thải ở những nơi này ngày càng gia tăng do những người bán hàng rong và khách ăn uống vứt ra. Tệ hơn nữa là tình trạng người ngồi trên xe (ô tô hay xe máy) tiện tay vứt rác xuống lòng đường mà chẳng thèm để ý đến xe cộ khác đang lưu thông bên cạnh. Đặc biệt là sông ngòi, kênh rạch đã trở thành những hố rác thiên nhiên để mọi người cứ thế mà tự nhiên mang đủ thứ mọi chất thải từ dạng lỏng như thức ăn thừa, nước dơ cho đến dạng rắn như xà bần...và thậm chí cả xác súc vật đổ xuống. Ở khu vực bến Bạch Đằng trước kia, người tập thể dục có thể thoải mái bơi lội. Song, giờ đây rác cũng bị vứt xuống đầy ắp khiến nó ô nhiễm trầm trọng. Còn kênh Nhiêu Lộc mặc dù đã được nạo vét nhiều lần nhưng người dân vẫn vô ý thức mang đủ mọi loại rác ra đổ bừa bãi làm nước kênh đen hơn và làm tắc nghẽn cả con kênh. Nhiều thước phim phóng sự của đài truyền hình đã phản ánh tệ nạn này nhất là việc mọc lên các quán nhậu ngày càng nhiều dọc các bờ kênh khiến con kênh trở thành nơi người ta xả rác, rửa chén, thức ăn thừa, thậm chí phóng uế bừa bãi.

Còn đối với học sinh thì tồn tại hiện tượng vứt rác bừa bãi ở trường và lớp '.ọc. Vào giờ chơi, dù đã được nhắc nhở nhưng vẫn còn một sô' bạn vô ý thức xả rác xuống cầu thang, khắp sân trường từ những rác dễ dọn như giấy vụn, bao nilon cho đến những mẫu kẹo cao su trây trét hoặc quăng dính trên tường. Ngay trong lớp học, học sinh cứ vô tư ăn quà vặt, xả khăn giấy vỏ kẹo, hạt dưa., trong hộc bàn và ngay tại chỗ ngồi của mình, và sau đó những thứ rác ấy bay khắp lớp học. Vậy nguyên nhân của những biểu hiện trên là gì? Vứt rác bừa bãi trước hết là xuất phát từ sự giáo dục, sai phạm nhiều lần sẽ trở thành một thói quen khó sửa chữa. Ngoài ra đó còn là một lối sống thiếu vệ sinh, người ta không cảm thấy khó chịu khi phải sống chung với sự bừa bộn, dơ bẩn. Suy cho cùng tất cả xuất phát từ ý nghĩ hẹp hòi, nông cạn và ích kỉ của con người chúng ta. Họ chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà không quan tâm đến việc người khác có khó chịu hay không. Họ lí luận rằng họ không thấy thùng rác, họ lười di chuyển đến nơi vứt rác vì thế cứ thẳng tay mà ném rác lung tung. Họ nghĩ rằng “cha chung không ai khóc”, nhà nước bỏ tiền ra cho công nhân vệ sinh dọn dẹp thay cho mình. Khó chịu nhất là khi đi xem hát, ở trong rạp mà mọi người cứ ăn uống và vứt rác thoải mái xuống chân ghế nên không gian hạn hẹp giữa hai hàng ghế lại đầy rác. Nói chung nhũng người vô gia cư và những người có trình độ văn hoá thấp làm cho bộ mặt thành phố mất thẩm mĩ. Vào lúc tối, con đường đã được công nhân một trường quét dọn sạch sẽ, phố phường khang trang, nhưng chỉ vừa sáng ra là con đường đã đầy rác. Nó đã bị những con người vô ý thức, thiếu văn hoá đối xử thô bạo làm trở nên dơ bẩn, bốc mùi hôi thối. Rác làm bít hệ thống cầu cống ống thoát nước, bít nghẹt gây tụ đọng nhất là sau những trận mưa lớn nước ngập lềnh bềnh trôi nổi toàn rác. Công viên cũng là nơi người ta ngại đến vì rác rưởi xả đầy, thậm chí cả những ống chích của những người nghiện ma tuý. Việt Nam ta đã từng tự hào là nơi có bờ biển rộng bao la, sông ngòi chằng chịt, nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch. Thế nhưng, rác xả bừa bãi trên bãi biển, trên đường, trên sông ngòi các khu di tích... đã làm mất nguồn cảm hứng của du khách. Như vậy, hiện tượng xả rác tràn lan khắp nơi hay rõ nhất là trong địa bàn thành phố là một trong những tác nhân gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, là mối quan tâm lo ngại của cộng đồng. Vứt rác bừa bãi là thói quen xấu cần được phê phán.

Chúng ta cần làm gì trước tình trạng tiêu cực trên. Để xây dựng một đất nước giàu đẹp, văn minh, bên cạnh việc phấn đấu để đạt thành tựu về nhiều mặt thì vấn đề môi trường cần phải đặc biệt quan tâm. Nhà nước ta đã vận động các phong trào: “Ngày chủ nhật xanh”, nêu cao khẩu hiệu vì thành phố xanh, sạch đẹp’’ và giao nhiệm vụ cho các Đoàn viên Thanh Niên đảm trách. Mọi người đã từng thấy phó chủ tịch ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Nguyễn Văn Đua cùng lực lượng thanh niên làm vệ sinh các khu đất trống, nạo vét rác trên các kênh rạch. Bên cạnh đó, nhà nước đã có những quy định xử phạt các hành vi làm tổn hại đến môi trường, cử đội phụ trách trật tự công cộng kiểm tra tình hình vệ sinh đường phô', bắt những người phóng uế bừa bã! phải tự dọn dẹp. Và quan trọng nhất là phải nâng cao ý thức của người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, truyền hình... Pha; phạt thật nặng những người xả rác bừa bãi nơi công cộng, ở những nước văn minh, hầu như ý thức người dân rất cao, nếu như có xả rác thì bị phạt tiền, vừa phải đi quét rác một khoảng thời gian tuỳ theo mức độ phạm lỗi. Một trong những nước gần ta nhất là Singapore, ý thức người dân ở đây rất cao nên thành phô' lúc nào cũng xanh, sạch. Tóm lại, giữ gìn bảo vệ một trường sống là bổn phận và nhiệm vụ của mỗi người. Cần nhận thức việc vứt rác bừa bãi có tác hại rất lớn đối với cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội. Là học sinh,ngay từ bây giờ, cần rèn luyện thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như ở những nơi công cộng để từng bước rèn luyện nhân cách. Hãy hành động vì môi trường, mỗi người cùng chung tay góp sức, việc làm tuy rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn không chỉ đô'i với bản thân mà còn với cộng đồng: “Thà thắp một que diêm còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng đêm”.


Cùng chủ đề:

Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sau: Lao động là một trong những quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về việc xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày?
Anh (chị) suy nghĩ về hiện tượng mà câu tục ngữ đã phản ánh Tháng giêng, ăn nghiêng bồ thóc
Anh chị suy nghĩ gì về câu nói sau của Bailey: Khi bạn chào đời bạn khóc, còn mọi người xung quanh cười. . . . . . . . ?
Anh chị suy nghĩ gì về hiện tượng lười học cuả học sinh hiện nay
Anh chị suy nghĩ gì về tình trạng xả rác tràn lan trong địa bàn thành phố
Anh chị suy nghĩ gì về tình yêu tình bạn tuổi học đường?
Anh chị suy nghĩ gì về tình yêu tình bạn tuổi học đường? bài số 2
Bài học nào cho anh (chị) về tấm gương hiếu học
Bàn về bệnh lười
Bánh trung thu có giá quá cao, xa tầm tay trẻ thơ. Anh chị suy nghĩ gì về hiện tượng này?