Ba lực cùng tác động vào một vật. Hai trong ba lực này hợp với nhau một góc 120o và có độ lớn lần lượt là 25 N và 12 N. Lực thứ ba vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai lực đã cho và có độ lớn 4 N. Tính độ lớn (đơn vị: N) của hợp lực của ba lực trên (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Đáp án:
Đáp án:
Sử dụng quy tắc tổng hợp lực.
Gọi →F1,→F2,→F3 lần lượt là ba lực tác động vào vật đặt tại điểm O như hình.
Ta có: →F1=OA,→F2=OB,→F3=OC.
Khi đó, độ lớn các lực là OA = 25N, OB = 12N, OC = 4N.
Dựng hình bình hành OADB. Theo quy tắc hình bình hành, ta có: →OD=→OA+→OB.
Suy ra →OD2=(→OA+→OB)2=→OA2+→OB2+2→OA→OB
=OA2+OB2+2OA.OBcos(→OA,→OB)
=252+122+2.25.12cos120o=469=OD.
Dựng hình bình hành ODEC.
Tổng lực tác động vào vật là →F=→OE=→OA+→OB+→OC.
Độ lớn của hợp lực tác động vào vật là F = OE.
Vì OC⊥(OADC) nên OC⊥OD, suy ra ODEC là hình chữ nhật. Khi đó, tam giác ODE vuông tại D.
OE2=OC2+OD2=42+469=485.
Vậy F=OE≈22.