Bài 1: Cậu bé gặt gió trang 79 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Sắp xếp các từ sau thành câu tục ngữ. Cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì. Cậu bé gặt gió. Uy-li-am nghĩ và làm gì khi nhìn thấy những hình ảnh trong cuốn sách khoa học. Nhờ đâu Uy-li-am dựng lên được chiếc cối xay gió. Vì sao mọi người hò reo sung sướng khi cối xay gió hoạt động. Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra những gì cho tương lai của Uy-li-am và người dân trong vùng.
Khởi động
Câu 1:
Sắp xếp các từ sau thành câu tục ngữ:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Câu 2
Cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Câu tục ngữ khẳng định muốn hiểu biết, muốn tăng lượng kiến thức cho chính mình thì không chỉ phải học trên sách vở, trên ghế nhà trường mà còn phải học ở chính trường đời.
Bài đọc
Cậu bé gặt gió
Sống ở một nước châu Phi nghèo và không có điện, gia đình Uy-li-am Cam-goam-ba cũng như người dân trong vùng rất cơ cực.
Kể từ khi nhìn thấy những cánh quạt khổng lồ trên bề mặt thảo nguyên trong một cuốn sách khoa học, Uy-li-am tin chắc rằng cối xay gió sẽ giúp gia đình cậu thoát khỏi nghèo đói. Cậu đi học đều đặn, đến thư viện thường xuyên hơn để đọc những cuốn sách khoa học.
Năm đó, lũ lụt, hạn hán đã khiến cả làng cậu mất mùa rồi chìm trong nạn đói. Gia đình Uy-li-am cũng không ngoại lệ. Không có tiền đóng học phí, cậu buộc phải nghỉ học.
Càng khó khăn, quả bóng bay căng phồng trí tò mò của cậu càng lớn. Cậu đã cùng bạn bè nhặt nhạnh phế liệu từ đống rác đối diện trường học, làm chiếc quạt gió nhỏ để phát điện cho chiếc đài cũ.
Để làm được chiếc cối xay gió mơ ước, cậu chẳng có gì ngoài những chiếc máy hỏng, những ống nhựa bị vỡ,…Cậu xin được tháo rời chiếc xe đạp quý của bố để thực thiện ước mơ của mình. Người bạn thân Gie-phơ-ri cũng hết lòng giúp đỡ cậu, chi tiền tiêu vặt để mua những thứ cần thiết.
Nhờ lòng quyết tâm và sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, chiếc cối xay gió thô sơ đã được dựng lên. Mọi người đã cùng nhau hò reo sung sướng khi điện từ cối xay gió làm chạy máy bơm, dẫn nước từ giếng ra ruộng.
Cậu đã nhận được học bổng tiếp tục đi học để thực hiện ước mơ mang điện về cho dân làng mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, Uy-li-am trở thành một diễn giả truyền cảm hứng cho rất nhiều đại học ở Mỹ.
Câu 1
Uy-li-am nghĩ và làm gì khi nhìn thấy những hình ảnh trong cuốn sách khoa học?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Uy-li-am tin chắc rằng cối xay gió sẽ giúp gia đình cậu thoát khỏi nghèo đói và cậu đi học đều đặn, đến thư viện thường xuyên hơn để đọc những cuốn sách khoa học.
Câu 2
Nhờ đâu Uy-li-am dựng lên được chiếc cối xay gió?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Nhờ lòng quyết tâm, sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè Uy-li-am đã dựng lên được chiếc cối xay gió.
Câu 3
Vì sao mọi người hò reo sung sướng khi cối xay gió hoạt động?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Mọi người hò reo sung sướng khi cối xay gió hoạt động vì cối xay gió làm chạy máy bơm, dẫn nước từ giếng ra ruộng.
Câu 4
Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra những gì cho tương lai của Uy-li-am và người dân trong vùng?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra tương lai của Uy-li-am và những người dân trong vùng vì nó sẽ giúp gia đình Uy-li-am kiếm được nhiều tiền hơn, đồng thời giúp gia đình Uy-li-am cũng như người dân trong làng có điện để sinh hoạt, sản xuất, qua đó gia tăng năng xuất.
Câu 5
Vì sao bài đọc có tên “Cậu bé gặt gió”?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Vì việc cậu bé tạo ra chiếc cối xay gió cũng như việc trồng cây, và khi cây cho ra quả cũng giống như cậu đã gặt hái được thành công.