Bài 1: Câu chuyện về giấy kẻ trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 1, giải bài tập tiếng việt lớp 1 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 1 Chủ đề 28: Trong chiếc cặp của em


Bài 1: Câu chuyện về giấy kẻ trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo

Cho biết tên các đồ vật dưới đây. Câu chuyện về giấy kẻ. Tìm trong bài đọc tiếng có vần ai, ay, ây. Bé hiền đã làm gì khi là bạn của giấy kẻ. Khi vừa vứt giấy kẻ, Minh nghe thấy câu nói gì. Tìm từ ngữ cho thấy Minh xấu hổ. Tô chữ hoa N. Nhìn - viết. Thay hình ngôi sao bằng chữ d hoặc chữ gi. Trao đổi với bạn cách em giữ gìn sách vở. Viết vào vở nội dung em vừa nói. Em đã đọc bài viết nào về cách sử dụng một đồ dùng học tập? Nói với bạn về một nội dung mà em đã đọc.

Nói và nghe

Cho biết tên các đồ vật dưới đây:

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Các đồ vật trong tranh là: cặp sách, quyển sách, quyển vở, giấy màu, thuyền giấy, bút chì, bút mực, thước kẻ, cục tẩy.

Đọc

Câu chuyện về giấy kẻ

Khi làm bạn với bé Hiền, giấy kẻ rất hạnh phúc. Bé Hiền nâng niu giấy kẻ, tập viết những chữ cái kín cả hai mặt giấy. Hiền học xong, giấy kẻ được được đưa đến nhà máy.

Tại nhà máy, giấy kẻ lại trở thành một tờ giấy trắng tinh. Rồi giấy kẻ làm bạn với Minh.

Khác với hiền, Minh chỉ viết được vài chữ là vứt luôn giấy kẻ vào thùng rác. Vừa vứt xong, Minh bỗng như nghe có tiếng thì thầm:

- Cậu phải viết cẩn thận và tiết kiệm giấy chứ!

Minh cảm thấy nóng bừng hai tai vì xấu hổ. Cậu nghĩ, từ nay mình sẽ sửa đổi thôi.

Theo Lương Bình - Kim Tuyến

- Tìm trong bài đọc tiếng có vần ai, ay, ây

- Tìm ngoài bài đọc từ ngữ chứa tiếng có vần ai, ay, ây

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc và suy nghĩ để tìm từ ngữ.

Lời giải chi tiết:

Tìm trong bài đọc tiếng có vần

- ai: cái, hai, lại, vài, phải, tai, tại

- ay: máy, nay

- ây: giấy

Tìm ngoài bài đọc từ ngữ chứa tiếng có vần

- ai: bài học, con nai, ngày mai, trái cây, ngại ngùng, thái độ,…

- ay: bàn tay, vị cay, bay lượn, say sưa, chạy bộ, thay đổi,…

- ây: cây cối, đám mây, cục tẩy, nương rẫy, nhìn thấy, người thầy,...

Tìm hiểu bài

1. Bé hiền đã làm gì khi là bạn của giấy kẻ?

2. Khi vừa vứt giấy kẻ, Minh nghe thấy câu nói gì?

3. Tìm từ ngữ cho thấy Minh xấu hổ.

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

1. Khi là bạn của giấy kẻ, bé Hiền nâng niu giấy kẻ, tập viết những chữ cái kín cả hai mặt giấy.

2. Khi vừa vứt giấy kẻ, Minh nghe thấy câu nói: "Cậu phải viết cẩn thận và tiết kiệm giấy chứ!"

3. Từ ngữ cho thấy Minh xấu hổ: nóng bừng hai tai.

Viết

Câu 1:

1. Tập viết

- Tô chữ hoa N

- Viết: Nam luôn giữ gìn sách vở cẩn thận.

Phương pháp giải:

Lưu ý:

- Viết đúng chính tả

- Viết hoa tên riêng

- Viết hoa chữ cái đầu câu

Lời giải chi tiết:

Em chủ động tập viết bài.

Câu 2

2. Nhìn - viết:

Câu chuyện về giấy kẻ (từ Khi làm bạn đến hai mặt giấy)

Phương pháp giải:

Lưu ý:

- Viết đúng chính tả

- Viết hoa tên riêng

- Viết hoa chữ cái đầu câu

Lời giải chi tiết:

Em chủ động viết bài vào vở.

Câu 3

3. Thay hình ngôi sao bằng chữ d hoặc chữ gi:

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và điền chữ thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Keo d án

Chiếc cặp d a

Gi ấy màu thủ công

Câu 4

4. Thay hình ngôi sao bằng chữ c hoặc chữ k:

Phương pháp giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Thước k

C ọ vẽ

C ặp sách

Nói và nghe

Trao đổi với bạn cách em giữ gìn sách vở.

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và trao đổi với các bạn.

Lời giải chi tiết:

Mình đã bọc vở cẩn thận để giữ gìn sách vở.

Viết

Viết vào vở nội dung em vừa nói.

Phương pháp giải:

Em chủ động viết bài vào vở.

Lời giải chi tiết:

Mình đã bọc vở cẩn thận để giữ gìn sách vở.

Hoạt động mở rộng

Em đã đọc bài viết nào về cách sử dụng một đồ dùng học tập? Nói với bạn về một nội dung mà em đã đọc.

Phương pháp giải:

Em chủ động liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Mình đã đọc bài về chiếc tẩy bút chì. Đồ dùng học tập mình thích nhất cũng là chiếc tẩy bút chì. Chiếc tẩy có hình cái kẹo dẻo, màu hồng nhạt, pha chấm bi trắng. Nhờ chiếc tẩy, mình có thể dễ dàng xóa đi những vết chì thừa hoặc sai trên giấy. Mỗi khi dùng xong, mình cất tẩy vào túi bút để tẩy không bị bẩn.


Cùng chủ đề:

Bài 1: Bông hoa niềm vui trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Buổi học cuối năm trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Câu chuyện về giấy kẻ trang 89 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Chào xuân trang 44 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Chuyện của Nam trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Chuyện xảy ra trên đường trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Cô chổi rơm trang 71 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Dạo phố trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Chân trời sáng tạo