Bài 1: Mở rộng vốn từ Nghệ Thuật trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 3 Tuần 21: Nghệ sĩ tí hon


Bài 1: Mở rộng vốn từ Nghệ Thuật trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người trong tranh dưới đây. Đặt 1 - 2 câu về hoạt động nghệ thuật có từ ngữ ở bài tập 2. Đặt câu hỏi cho từ ngữ được in đậm. Giới thiệu về một bài hát đã học trong giờ m nhạc mà em thích.

Câu 1

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

a. Chỉ môn nghệ thuật

b. Chỉ dụng cụ khi tham gia hoạt động nghệ thuật

c. Chỉ cảm xúc khi tham gia hoạt động nghệ thuật

Phương pháp giải:

Em đọc ba nhóm trên và xếp các từ ngữ trên vào nhóm thích hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Chỉ môn nghệ thuật:

mĩ thuật, khiêu vũ thể thao, âm nhạc

b. Chỉ dụng cụ khi tham gia hoạt động nghệ thuật

trống, đàn, máy quay phim, trang phục, giá vẽ

c. Chỉ cảm xúc khi tham gia hoạt động nghệ thuật

Say mê, vui vẻ, hào hứng

Câu 2

Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người trong tranh dưới đây:

Phương pháp giải:

Em đọc nghề nghiệp của từng người trong tranh và nêu một hoạt động nổi bật của mỗi người.

Lời giải chi tiết:

Ca sĩ - Ca hát

Họa sĩ - Vẽ

Nhạc công – chơi nhạc cụ

Diễn viên múa - Múa

Người quay phim - Quay phim

Nhà điêu khắc - Chạm trổ

Câu 3

Đặt 1 - 2 câu về hoạt động nghệ thuật có từ ngữ ở bài tập 2.

M: Ca sĩ đang hát say sưa.

Phương pháp giải:

Sử dụng các từ ngữ em đã tìm được ở bài tập 2, đặt câu nói về hoạt động nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

Diễn viên múa đang hăng say tập luyện.

Người quay phim đang vất vả để quay được những cảnh phim đẹp.

Câu 4

Đặt câu hỏi cho từ ngữ được in đậm:

a. Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc để thay thế cho bản nhạc bị đánh rơi .

b. Để tạo ra những chú heo đất , những người thợ đã miệt mài làm việc.

c. Nhiều người đến đây để chiêm ngưỡng những bức tượng đồng đặc sắc này.

Phương pháp giải:

Mỗi bộ phận in đậm thay thế cho bộ phận để làm gì? Em hãy đặt câu hỏi cho từ ngữ được in đậm.

Lời giải chi tiết:

a. Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc để làm gì?

b. Những người thợ đã miệt mài làm việc để làm gì?

c. Nhiều người đến đây để làm gì?

Vận dụng

Giới thiệu về một bài hát đã học trong giờ Âm nhạc mà em thích.

Phương pháp giải:

Em chọn bài hát mình đã học trong giờ Âm nhạc và giới thiệu về tên bài hát, người sáng tác, nội dung bài hát.

Lời giải chi tiết:

Em đọc bài hát “Cánh đồng tuổi thơ” do nhạc sĩ Lư Nhất Văn sáng tác, viết lời bởi nhạc sĩ Lê Giang. Bài hát vẽ lên một bức tranh cánh đồng làng quê thật đẹp và thanh bình. Qua đó, em còn cảm nhận được tình yêu quê hương sâu sắc của bạn nhỏ trong bài hát.


Cùng chủ đề:

Bài 1: Mở rộng vốn từ Bạn bè trang 106 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Mở rộng vốn từ Gia đình trang 120, 121 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Mở rộng vốn từ Học tập trang 12 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Mở rộng vốn từ Lễ hội trang 12 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Mở rộng vốn từ Môi trường trang 108 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Mở rộng vốn từ Nghệ Thuật trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Mở rộng vốn từ Quê hương trang 81 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Mở rộng vốn từ Sáng tạo trang 92 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Mở rộng vốn từ Thể thao trang 43 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Mở rộng vốn từ Thiên nhiên trang 56 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1: Mở rộng vốn từ Thiếu nhi trang 42, 43 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo