Bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo (A, B) dưới đây, sau đó thực hiện yêu cầu.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo (A, B) dưới đây, sau đó thực hiện yêu cầu.
Nếu hay dọc truyện phiêu lưu, có lẽ bạn sẽ thích câu chuyện Một chuyến phiêu lưu của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoà. Chuyện kể rằng, một hôm, mèo nhép rủ chuột xù sang sông chơi, nhưng chuột xù từ chối. Mèo nhép khăng khăng muốn đi nên chuột dành đồng ý vì không nỡ để bạn mạo hiểm một mình. Hai bạn nhờ bác ngựa đưa sang sông. |
A Chuột xù nói: – Bác ngựa bảo nguy hiểm lắm. Mèo nhép hứ một cái: – Cậu không đi thi thôi, tớ đi một mình. |
Đồng cỏ bên kia sông quả là một thế giới xanh tuyệt đẹp! (A) Thích chí, mèo nhép nhảy nhót khắp nơi, mặc dù chuột xù đã cảnh báo rằng trong bụi cỏ có hang rắn. Y như chuột lo ngại, rắn bị phá giấc ngủ, tức giận quăng mình về phía mèo nhép. Chuột xu vội nhảy từ mỏm đá xuống mình rắn để cứu bạn. Rắn tối sầm mặt mũi, còn chuột tế văng ra. May thay, bác ngựa kịp thời chạy đến cứu hai ban. Trên lưng bác ngựa trở về, thấy chuột xù nằm thiêm thiếp, mèo nhép cứ sụt sịt, nước mắt rơi ướt lông chuột xù. Mèo không để ý, miệng chuột đang mỉm lại do cố nén cười. Câu chuyện thật thú vị và hài hước. Mèo nhép dã có bài học quý giá về việc phải biết lắng nghe người khác để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. |
B Cả phủ kín cánh đồng như một tấm thảm xanh mát. Cây cối cũng xanh mướt như ngày nào cũng được gọi rửa. Không gian ngai ngái mùi cỏ thơm, thật dễ chịu! |
a. Bài văn trên kể lại câu chuyện gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu ý chính của mỗi phần.
c. Mỗi chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần nào của bài văn?
d. Tìm nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B.
A. Sáng tạo thêm chi tiết tả cảnh.
B. Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Bài văn trên kể lại câu chuyện Một chuyến phiêu lưu.
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nếu ý chính của mỗi phần.
- Mở bài: Từ đầu đến “Nguyễn Thị Kim Hòa” => Nội dung: Giới thiệu câu chuyện.
- Thân bài: Từ “Chuyện kể rằng” đến “do cố nén cười”. => Nội dung: Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.
- Kết bài: Đoạn còn lại. => Nội dung: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
c. Mỗi chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần thân bài của bài văn.
d. Nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B.
A. Sáng tạo thêm chi tiết tả cảnh:
“Cả phủ kín cánh đồng như một tấm thảm xanh mát. Cây cối cũng xanh mướt như ngày nào cũng được gọi rửa. Không gian ngai ngái mùi cỏ thơm, thật dễ chịu!”
B. Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật:
“Chuột xù nói:
– Bác ngựa bảo nguy hiểm lắm.
Mèo nhép hứ một cái:
– Cậu không đi thi thôi, tớ đi một mình.”
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Theo em, đoạn dưới đây có thể thay cho đoạn nào của câu chuyện?
Chuột xù lồm cồm bò dậy, thấy mèo nhép vẫn sợ hãi, run lập cập. Một lúc lâu, mèo nhép mới xấu hổ bảo:
– Bờ sông bên nhà mình cũng đẹp lắm. Chúng mình về thôi.
Bác ngựa và chuột xù cười phá lên. Mèo nhép cũng bẽn lẽn cười.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu chuyện và đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn có thể thay cho đoạn “Trên lưng bác ngựa trở về” đến “do cố nén cười”.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Nêu những cách em có thể vận dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những cách em có thể vận dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo:
- Thêm chi tiết tả ngoại hình và hoạt động của nhân vật.
- Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.
- Tưởng tượng mình đang tham gia vào câu chuyện, được “nhìn”, “nghe”, “chạm vào”,.. mọi sự vật trong câu chuyện để sáng tạo chi tiết.
- Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật.
-...
Ghi nhớ
Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết có thể thêm chi tiết (thêm lời thoại, thêm lời kể, lời tả,...) hoặc thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung chính và ý nghĩa của câu chuyện.
Bài văn có 3 phần:
– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
– Thân bài: Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.
– Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 12 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm.
Phương pháp giải:
Em dựa vào câu chuyện Một chuyến phiêu lưu và sáng tạo thêm chi tiết.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết sáng tạo thêm sau câu “Mèo không để ý, miệng chuột đang mím lại do cố nén cười.”: Sau đó chuột không thể nhịn nữa mà cười phá lên. Bác ngựa thấy thế cũng cười theo chuột. Mèo nhép thấy thế vừa xấu hổ vừa tức giận vì chuột đã lừa mình
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 12 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ.
Phương pháp giải:
Em tiến hành tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ qua sách báo, internet,...
Lời giải chi tiết:
Ví dụ 1: Niềm vui của Bi và Bống
Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng.
- Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá!
Bi chỉ lên bầu trời và nói tiếp:
– Anh nghe nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy.
Bống hưởng ứng:
– Lát nữa, mình sẽ đi lấy về nhé! Có vàng rồi, em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp.
- Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.
Bỗng nhiên, cầu vồng biến mất. Bi cười:
- Em ơi! Anh đùa đấy! Ở đó không có vàng đâu.
Bống vui vẻ:
- Thế ạ? Nếu vậy, em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô.
- Còn anh sẽ vẽ tặng em nhiều búp bê và quần áo đủ các màu sắc.
Không có bảy hũ vàng dưới chân cầu vồng, hai anh em vẫn cười vui vẻ.
Ví dụ 2: Nhím nâu kết bạn
Trong khu rừng nọ, có chú nhím nâu hiền lành, nhút nhát. Một buổi sáng, chủ đang kiếm quả cây thì thấy nhím trắng chạy tới. Nhím trắng vồn vã: “Chào bạn! Rất vui được gặp bạn!”. Nhím nâu lúng túng, nói lí nhí: “Chào bạn!”, rồi nấp vào bụi cây. Chú cuộn tròn người lại mà vẫn sợ hãi.
Mùa đông đến, nhím nâu đi tìm nơi để trú ngụ. Bất chợt, mưa kéo đến. Nhím nâu vội bước vào cái hang nhỏ. Thì ra là nhà nhím trắng. Nhím nâu run run: “Xin lỗi, tôi không biết đây là nhà của bạn.”. Nhím trắng tươi cười: “Đừng ngại! Gặp lại bạn, tôi rất vui. Tôi ở đây một mình, buồn lắm. Bạn ở lại cùng tôi nhé!”.
“Nhím trắng tốt bụng quá. Bạn ấy nói đúng, không có bạn bè thì thật buồn.”. Nghĩ thế, nhím nâu mạnh dạn hẳn lên. Chủ nhận lời kết bạn với nhím trắng. Cả hai cùng thu dọn, trang trí chỗ ở cho đẹp. Chúng trải qua những ngày vui vẻ, ấm áp vì không phải sống một mình giữa mùa đông lạnh giá.
Ví dụ 3: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
1. Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bọn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
2. Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
3. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rối đáp xuống. Cành hoa chào qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững.
Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng.
- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?
Ví dụ 4: Chuyện bốn mùa
Ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau.
Đông cầm tay Xuân bảo:
- Chị là người sung sướng nhất. Ai cũng yêu chị. Chị về, cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
Xuân nói:
- Nhưng nhờ có em Hạ, cây trong vườn mới đơm trái ngọt, học sinh mới được nghỉ hè.
Nàng Hạ tinh nghịch xen vào:
- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ,...
Giọng buồn buồn, Đông nói:
- Chỉ có em là chẳng ai yêu.
Thu đặt tay lên vai Đông, thủ thỉ:
- Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, mọi người mới có giấc ngủ ấm trong chăn.
Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến từ lúc nào.
Bà nói:
- Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trải ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
Ví dụ 5: Sự tích cây thì là
Ngày xưa, cây cối trên trái đất chưa có tên gọi. Trời bèn gọi chúng lên để đặt tên. Cây cối mừng rỡ kéo nhau lên trời. Trời chỉ tay vào từng cây và đặt tên:
- Chú thì ta đặt tên cho là cây dừa.
- Chú thì ta đặt tên cho là cây cau.
- Chú thì ta đặt tên cho là cây mít...
Trời đặt tên mãi mà vẫn chưa hết. Về sau, trời chỉ nói vắn tắt:
- Chú thì là cây cải.
- Chú là cây ớt.
- Chú là cây tỏi...
Khi các loài cây đều đã có tên, bỗng một cái cây dáng mảnh khảnh, lá nhỏ xíu đến xin đặt tên.
- Chú bé tí xíu, chú có ích gì để ta đặt tên nào? - Trời hỏi.
Cây nhỏ liền thưa:
- Thưa trời, khi nấu canh riêu cá hoặc làm chả cá, chả mực mà không có con thì mất cả ngon ạ.
Trời liền bảo:
- Ừ, để ta nghĩ cho một cái tên. Tên chú thì... là... thì... là...
Trời còn đang suy nghĩ, cây nhỏ đã chạy đi xa rồi. Nó mừng rỡ khoe với bạn bè:
- Trời đặt tên cho tôi là cây “thì là” đấy!
Ngoài ra, các em có thể tìm đọc một số câu chuyện khác như: Dế mèn phiêu lưu ký, Alice ở xứ sở thần tiên, Chuyện quả bầu, Chú mèo đi hia...