Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 8, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều Chương 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình v


Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ là nhân tố góp phần vào việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của mỗi quốc gia. Điều này được thể hiện rất rõ ở nước ta. Vậy vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta có đặc điểm gì? Vị trí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành đặc điểm tự nhiên Việt Nam.

Mở đầu

Trả lời câu Mở đầu hỏi trang 89 Bài 1 Địa lí 8 Cánh diều

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ là nhân tố góp phần vào việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của mỗi quốc gia. Điều này được thể hiện rất rõ ở nước ta. Vậy vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta có đặc điểm gì? Vị trí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành đặc điểm tự nhiên Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

- Vị trí địa lí:

+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.

+ Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.

+ Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

+ Là nơi có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

- Phạm vi lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Ảnh hưởng :

+ Khí hậu: Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Sinh vật: Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.

+ Khoáng sản: Là nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải tạo nên nguồn tài nguyên đa dạng: Than, dầu mỏ, khí đốt,…

? mục I 1

Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 90 Bài 1 Địa lí 8 Cánh diều

Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:

- Xác định các điểm cực phần đất liền của nước ta.

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1.1

Lời giải chi tiết:

Xác định các điểm cực phần đất liền của nước ta.

- Điểm cực Bắc tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ

- Điểm cực Nam tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ

Đặc điểm của vị trí địa lí của nước ta:

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

+ Phần lãnh thổ đất liền nước ta kéo dài từ vĩ độ 8°34’B đến vĩ độ 23°23’B và từ kinh độ 102°09’Đ đến kinh độ 109°24’Đ.

+ Vùng biển nước ta kéo dài từ khoảng vĩ độ 6°50’B từ kinh độ 101°Đ đến kinh độ 117°20’Đ trên Biển Đông.

- Vị trí địa lí của nước ta có các đặc điểm nổi bật:

+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.

+ Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.

? mục I 2

Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 91 Bài 1 Địa lí 8 Cánh diều

Đọc thông tin, quan sát hình 1.2 và kết hợp với Bản đồ hành chính Việt Nam, hãy:

- Cho biết lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn của nước ta bao gồm những bộ phận nào.

- Kể tên một số đảo và quần đảo nước ta.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1.2 và hình Bản đồ hành chính Việt Nam

Lời giải chi tiết:

Lãnh thổ Việt Nam thống nhất và toàn vẹn, bao gồm ba bộ phận: vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất: bao gồm toàn bộ phần đất liền, đảo và quần đảo có tổng diện tích là khoảng 331344 km 2 (theo Niên giám Thống kê năm 2021).

+ Đường biên giới trên đất liền có tổng chiều dài là 5000 km, tiếp giáp với ba quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

+ Đường bờ biển nước ta kéo dài 3260 km, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

- Vùng biển:

+ Vùng biển của Việt Nam thuộc Biển Đông, có tổng diện tích là 1 triệu km 2

+ Trong vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo, quần đảo; trong đó có hai quần đảo lớn, xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

- Vùng trời rộng lớn bao trùm lên trên lãnh thổ, bao gồm không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo.

Kể tên một số đảo và quần đảo:

- Quần đảo: Quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng); quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa); quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),…

- Đảo: đảo Phú Quý; đảo Cát Bà; đảo Lí Sơn; đảo Cồn Cỏ; đảo Bạch Long Vĩ,…

? mục II

Trả lời câu hỏi mục II trang 92 Bài 1 Địa lí 8 Cánh diều

Đọc thông tin, quan sát hình 1.3 hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành của đặc điểm tự nhiên của nước ta.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1.3

Lời giải chi tiết:

- Đối với khí hậu:

+ Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa châu Á, lại tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa; với nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa và độ ẩm lớn, trong năm có hai mùa gió (gió mùa hạ và gió mùa đông).

+ Hoạt động của các khối khí và bức chắn địa hình còn làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.

+ Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng làm cho nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai và biến đổi khí hậu như: bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,…

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 92 Bài 1 Địa lí 8 Cánh diều

Vẽ sơ đồ thể hiện các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

Tham khảo:

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 92 Bài 1 Địa lí 8 Cánh diều

Tìm hiểu những thuận lợi của một số quốc gia có biển.

Lời giải chi tiết:

- Những thuận lợi của một số quốc gia có biển:

+ Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.

+ Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch. Ven biển có nhiều bãi tắm đẹp: Vũng Tàu, Cát Bà, Hạ Long.

+ Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.

+ Tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.


Cùng chủ đề:

Bài 1. Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 2. Cách mạng công nghiệp - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 2. Địa hình Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 3. Thực hành: Tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 3. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 4. Khoáng sản Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều