Bài 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giáo dục kinh tế và pháp luật 12, giải gdcd 12 chân trời sáng tạo Chủ đề 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế


Bài 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

- SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

Mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 76 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy nêu những hiểu biết của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình.

Phương pháp giải:

Em hãy dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Quyền của công dân trong hôn nhân và gia đình:

Quyền bình đẳng

Quyền được chăm sóc và bảo vệ

Quyền tự do lựa chọn bạn đời

Nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình:

Nghĩa vụ chung sống hòa thuận

Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 77 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Đề bài

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình của chủ thể trong các trường hợp là gì.

- Phân tích hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật trong mỗi trường hợp.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 1: Giàng A T và Lò Thị B vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn (chưa đủ tuổi kết hôn).

Hậu quả: Việc T và B có hành vi tảo hôn gây ra rất nhiều hệ lụy:

Đối với cá nhân:

Nguy cơ mang thai sớm, sinh con khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Bỏ học để kết hôn, gây gián đoạn quá trình học tập, hạn chế cơ hội phát triển bản thân.

Đối với gia đình:

Gia đình phải gánh thêm gánh nặng kinh tế do việc nuôi con sớm.

Tăng nguy cơ xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong gia đình do áp lực kinh tế, thiếu kinh nghiệm sống.

Đối với xã hội: Xã hội phải gánh chịu những hậu quả do tảo hôn gây ra, như tăng tỷ lệ trẻ em bỏ học, tăng chi phí y tế, gia tăng các vấn đề xã hội.

Trường hợp 2: Vợ chồng ông A, bà B và anh D vi phạm quy định về cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.

Hậu quả:

Việc kết hôn không tình nguyện dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Tăng nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Đối với bản thân chị C: Cảm giác bị ép buộc, không được tôn trọng, dẫn đến các vấn đề về tâm lý. Dễ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.

Khám phá 2a

Trả lời câu hỏi Khám phá 2a trang 79 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết chủ thể trong các trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ gì giữa vợ chồng.

- Cho biết hành vi đó đã gây ra hậu quả gì.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 1: chồng chị V vi phạm nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.

Hậu quả:

Đối với bản thân chị V: Khi không được chồng ủng hộ, có thể cảm thấy thất vọng, chán nản, mất động lực trong cuộc sống; mất đi cơ hội phát triển;

Đối với gia đình: dẫn đến sự mất cân bằng trong vai trò và trách nhiệm trong gia đình, thiếu sự chia sẻ, đồng cảm, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình; khả năng có thể dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

Trường hợp 2: Anh A vi phạm về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ tài sản của vợ chồng. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng, chiếm hữu, sử dụng định đoạt và quyết định có nhập vào tài sản chung hay không.

Hậu quả:

Việc bất đồng quan điểm về tài sản chung có thể làm gia tăng mâu thuẫn, gây tổn thương cho cả hai bên. Nếu không được giải quyết thỏa đáng, vấn đề này có thể làm giảm sự tin tưởng lẫn nhau giữa vợ chồng. Mâu thuẫn kéo dài về tài sản có thể làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây ra căng thẳng và áp lực.

Nếu không có thỏa thuận rõ ràng, việc chia tài sản khi ly hôn hoặc xảy ra các trường hợp khác có thể dẫn đến tranh chấp pháp lý.

Khám phá 2b

Trả lời câu hỏi Khám phá 2b trang 80 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

– Cho biết chủ thể trong trường hợp 1 có thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không, vì sao.

– Chỉ ra hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình ở trường hợp 2 và nêu hậu quả của hành vi đó.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong trường hợp gia đình ông K, cả ông bà và các con đều thể hiện rất rõ ràng về việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Các con của ông bà K đã chăm sóc bố mẹ cả về vật chất (chế độ dinh dưỡng) và tinh thần (hoạt động) cho thấy họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Ông bà K luôn sống mẫu mực, tôn trọng và quan tâm đến mọi người xung quanh cho thấy ông bà là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Họ đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, đồng thời xây dựng nên một gia đình ấm áp, hạnh phúc.

Trong trường hợp của T, có thể nhận thấy một số hành vi vi phạm rõ ràng các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, cụ thể:

Không thực hiện nghĩa vụ học tập: nghỉ học, thi trượt nhiều môn

Không phụ giúp gia đình: T không phụ giúp bố mẹ trong công việc gia đình, thường xuyên chơi game và tụ tập bạn bè xấu

Tỏ thái độ thiếu tôn trọng: Việc T lảng tránh và tỏ thái độ khó chịu khi bố mẹ yêu cầu tìm việc làm thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với bố mẹ.

Hậu quả:

Đối với bản thân T:

Hạn chế cơ hội: Việc bỏ học sẽ khiến T bị hạn chế rất nhiều cơ hội việc làm trong tương lai, khó có thể tìm được một công việc ổn định từ đó mất tự vào bản thân

Dễ sa vào các tệ nạn xã hội: Việc chơi game quá nhiều và giao du với bạn bè xấu có thể khiến T dễ sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện game, hút thuốc, ma túy,...

Đối với gia đình:

Gây gánh nặng kinh tế: Việc T không có việc làm sẽ là gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Mâu thuẫn gia đình: Những hành vi của T sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn, căng thẳng trong gia đình.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 83 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Cho biết quan điểm của em về các nhận định sau và giải thích.

a. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không được kết hôn.

b. Cha mẹ có quyền quyết định việc chọn nghề nghiệp của con.

c. Để đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng, người vợ được ưu tiên lựa chọn nơi cư trú.

d. Căn cứ để vợ chồng thuận tình ly hôn là việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Nhận định này không hoàn toàn chính xác: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể được phép kết hôn trong một số trường hợp đặc biệt, khi đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Điều kiện để người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được kết hôn thường rất nghiêm ngặt, phải đảm bảo rằng người đó hiểu được ý nghĩa của hôn nhân và có khả năng tự lo liệu cuộc sống hôn nhân.

b. Nhận định này không chính xác: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con cái, hướng con cái đến những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, việc lựa chọn nghề nghiệp là quyền của mỗi cá nhân. Cha mẹ chỉ nên đóng vai trò là người tư vấn, định hướng, chứ không nên ép buộc con cái phải theo đuổi một nghề nghiệp mà chúng không yêu thích.

c. Nhận định này không chính xác: Quyền bình đẳng giữa vợ chồng được hiểu là cả hai vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong gia đình. Việc lựa chọn nơi cư trú là quyết định của cả hai vợ chồng, cần được thống nhất trên cơ sở tôn trọng ý kiến của nhau.

d. Nhận định này chỉ đúng một phần: Bạo lực gia đình là một trong những căn cứ để vợ chồng thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, không phải chỉ có bạo lực gia đình mới là lý do để ly hôn. Có nhiều lý do khác có thể dẫn đến việc hôn nhân tan vỡ như: ngoại tình, không hòa hợp, khác biệt quá lớn về quan điểm sống,...

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 83 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy xác định chủ thể trong các trường hợp sau có được quyền kết hôn không, vì sao.

a. Anh K và chị E có tình cảm với nhau nhưng bị gia đình ngăn cấm với lí do bố của anh K là anh ruột của mẹ chị E.

b. Anh B và vợ hiện tại anh và vợ đang ly thân. Anh có quen biết với chị H là đồng nghiệp và muốn kết hôn với chị.

c. Anh H và chị T đã ngoài 30 tuổi nhưng cả hai chưa kết hôn nên bị gia đình nhiều lần thúc giục. Anh A và chị B đã quyết định kết hôn giả với nhau.

d. Ông P có con trai bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn muốn cưới vợ cho con. Ông đã bỏ ra số tiền lớn để thuê chị K kết hôn với con mình.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Anh K và chị E không được quyền kết hôn vì vi phạm điều kiện về huyết thống

b. Anh B và chị H có thể kết hôn khi anh B thực hiện xong thủ tục li hôn với vợ cũ

c. Anh H và chị T đủ điều kiện kết hôn tuy nhiên việc kết hôn giả là vi phạm pháp luật

d. Con trai ông P và chị K không đủ điều kiện kết hôn do con trai ông P không có đủ năng lực hành vi dân sự

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 83 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

a. Vì khoảng cách tuổi tác nên vợ chồng anh X thường xảy ra mâu thuẫn. Cả hai vợ chồng đã cố gắng thay đổi nhưng không có kết quả. Vì mục đích hôn nhân không đạt được, anh chị có ý định li hôn. Tuy nhiên, khi biết chuyện này, gia đình hai bên đều ngăn cản với lí do việc li hôn sẽ ảnh hưởng không tốt đến các con. Trước yêu cầu của gia đình, vợ chồng anh X không nộp đơn li hôn, nhưng cuộc sống hằng ngày của họ rất nặng nề.

b. Anh T và chị H kết hôn hơn 10 năm và có hai con chung. Anh T làm việc tại một công ty, chị H quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc bố mẹ và các con. Cuộc sống hạnh phúc của gia đình bị phá vỡ khi anh T có quan hệ tình cảm với cô đồng nghiệp và yêu cầu ly hôn với vợ. Khi vợ anh không đồng ý với yêu cầu này thì bị anh mắng chửi.

- Chủ thể trong các trường hợp trên có quyền yêu cầu ly hôn không? Vì sao?

- Em có nhận xét gì về hành vi của chủ thể trong các trường hợp trên?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Vợ chồng anh T có quyền yêu cầu ly hôn vì đã vợ chồng anh X thường xuyên xảy ra mâu thuẫn do khoảng cách tuổi tác và không thể cải thiện cho thấy hôn nhân của họ đang gặp nhiều khó khăn. Điều này cho thấy hôn nhân của họ đã không còn mang lại hạnh phúc và sự viên mãn cho cả hai.

Nhận xét: Vợ chồng anh X đã cố gắng thay đổi và giữ gìn hôn nhân nhưng không thành công. Vợ chồng anh X cần có sự thẳng thắn và trung thực với nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề hiện tại. Nếu không thể cải thiện mối quan hệ, việc ly hôn có thể là một lựa chọn cần được cân nhắc.

b. Anh T có quyền yêu cầu li hôn vì anh T đã có mối quan hệ ngoài luồng và muốn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân hiện tại.

Nhận xét:

Việc anh T có quan hệ ngoài luồng là hành vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng, gây tổn hại nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình. Anh T có quyền yêu cầu ly hôn, tuy nhiên cách thức anh đưa ra yêu cầu, đặc biệt là việc mắng chửi vợ, là không phù hợp và thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với vợ.

Việc chị H không đồng ý ly hôn thể hiện tình cảm và sự gắn bó với gia đình. Tuy nhiên, việc níu kéo một cuộc hôn nhân không hạnh phúc có thể gây tổn thương cho bản thân và các con.

Luyện tập 4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 84 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy chỉ ra hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình qua các trường hợp sau và đưa ra nhận xét.

a. Vì bố mẹ bận rộn với công việc, ít có thời gian quan tâm đến C nên khi nghỉ hè, C chỉ ở nhà xem ti vi và sử dụng mạng xã hội. Thấy vậy, ông ngoại quyết định đưa C về quê sống cùng ông. Hằng ngày, ông gọi C dậy sớm để tập thể dục, ăn sáng. Sau đó, ông dành thời gian để hướng dẫn C học ngoại ngữ. Ông còn đăng kí cho C lớp học võ, học bơi ở địa phương. Ngoài ra, ông còn truyền đạt nhiều kiến thức cuộc sống cho C. Sau ba tháng hè sống cùng ông, C đã nâng cao được sức khoẻ và rèn luyện được tính tự lập.

b. M (23 tuổi) đang sống cùng hai em gái đang độ tuổi đi học. Vì bố mẹ đột ngột qua đời do tai nạn giao thông, M phải làm nhiều nghề để nuôi các em. Ngoài làm việc tại công ty vào giờ hành chính, M còn tranh thủ nhận hàng gia công và bán hàng trực tuyến để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Hiểu sự vất vả của anh trai, các em M đều rất ngoan, không chỉ chăm học mà còn phụ giúp anh làm việc nhà.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Đối với C đã được thực hiện quyền được chăm sóc, giáo dục; quyền được phát triển toàn diện ( học ngoại ngữ, học võ, học bơi)

Đối với ông ngoại: đã thực hiện rất tốt nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục cháu khi chăm sóc C chu đáo, hướng dẫn C học tập và rèn luyện các kỹ năng sống.

Nhận xét: Ông ngoại là một tấm gương sáng về tình yêu thương và trách nhiệm gia đình. Hành động của ông đã giúp C có một mùa hè bổ ích và ý nghĩa, đồng thời giúp C phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

b. Các em M có quyền được anh trai chăm sóc và nuôi dưỡng khi bố mẹ mất.

Các em M đã thực hiện nghĩa vụ học tập khi chăm chỉ học tập để không phụ lòng anh trai, nghĩa vụ chăm sóc gia đình khi phụ giúp anh trai làm việc nhà, chia sẻ gánh nặng với anh.

M đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc khi làm việc chăm chỉ để nuôi sống các em.

Nhận xét: Gia đình M là một ví dụ điển hình về tình yêu thương và sự đoàn kết. Mặc dù gặp phải khó khăn lớn, nhưng các thành viên trong gia đình vẫn luôn yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau. Hành động của M và các em đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm và sự yêu thương lẫn nhau.

Luyện tập 5

Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 84 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy sắm vai xử lý tình huống sau:

Chị V có chuỗi cửa hàng kinh doanh trang sức. Vì thu nhập của chồng thấp hơn của mình nên chị V tự cho mình quyền quyết định mọi công việc trong gia đình mà không bàn bạc với chồng. Nhiều lần, chị V yêu cầu chồng nghỉ việc ở công ty để hỗ trợ mình trong kinh doanh nhưng chồng chị không đồng ý. Mỗi lần bàn đến vấn đề này, vợ chồng chị đều phát sinh tranh cãi.

- Phân tích hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình trong tình huống trên.

- Em hãy đưa ra hướng giải quyết cho tình huống này

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Chị V vi phạm quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình bằng cách tự quyết định mọi công việc trong gia đình, không ủng hộ chồng làm việc, yêu cầu chồng nghỉ việc ở nhà hỗ trợ mình.

Hậu quả:

Mất cân bằng trong quan hệ vợ chồng

Gây nên sự căng thẳng, tranh cãi không đáng có trong gia đình

Hướng giải quyết:

Vợ chồng chị V nên thẳng thắn nói chuyện cùng nhau, nêu ý kiến và lắng nghe ý kiến của đối phương

Cả hai cùng nhau lên kế hoạch và phân công công việc gia đình một cách hợp lý.

Cả hai cần hỗ trợ nhau trong công việc gia đình để giảm bớt gánh nặng cho mỗi người.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 84 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Dựa vào quy định pháp luật, em hãy nêu những việc em nên/không nên làm để thực hiện tốt trách nhiệm của công dân trong gia đình.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những việc nên làm:

Tôn trọng lẫn nhau: Mỗi thành viên trong gia đình đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của nhau là nền tảng cho một gia đình hạnh phúc.

Chia sẻ công việc nhà: Việc nhà không chỉ là trách nhiệm của một người. Cả nhà cùng nhau chia sẻ công việc sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình.

Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau: Dành thời gian cho nhau, quan tâm đến cảm xúc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Giữ gìn hòa khí gia đình: Tránh cãi vã, xung đột, tìm cách giải quyết hòa bình các mâu thuẫn.

Tuân thủ quy định của pháp luật: Không vi phạm pháp luật, bảo vệ tài sản chung của gia đình.

Những việc không nên làm:

Phân biệt đối xử: Không phân biệt đối xử giữa các thành viên trong gia đình.

Bạo lực gia đình: Không sử dụng bạo lực, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bỏ bê trách nhiệm: Không bỏ bê trách nhiệm của mình đối với gia đình.

Phá hoại tài sản chung: Không phá hoại tài sản chung của gia đình.

Can thiệp vào đời sống riêng tư của người khác: Mỗi người đều có quyền riêng tư, cần tôn trọng điều đó.


Cùng chủ đề:

Bài 5. Lập kế hoạch kinh doanh - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Bài 6. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Bài 7. Quản lí thu, chi trong gia đình - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Bài 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Bài 9. Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Bài 11. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giáo dục kinh tế và pháp luật 12, giải gdcd 12 chân trời sáng tạo
Giải gdcd 12, giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo phần hai
Giải gdcd 12, giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chân trời sáng tạo phần một
Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 12 chủ đề 1 chân trời sáng tạo