Bài 11. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858) SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức
Em hãy cho biết: Nền văn minh văn Lang- Âu Lạc được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở nào?
? mục 1.a
Trả lời câu hỏi mục 1.a trang 95 SGK Lịch sử 10
Em hãy cho biết: Nền văn minh văn Lang- Âu Lạc được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở nào?
Phương pháp:
Bước 1: Đọc lại nội dung trang 94, 95 SGK
Bước 2: Từ nội dung trang 94, 95, nêu ra được những cơ sở về tự nhiên và xã hội hình thành và phát triển văn minh Văn Lang, Âu Lạc.
Lời giải chi tiết:
Nền văn mịnh Văn Lang- Âu Lạc hình thành và phát triển dựa trên:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, có đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước
+ Giàu khoáng sản: đồng, sắt, chì, thiếc => thuận lợi nghề luyện kim
- Cơ sở xã hội:
+ Sự tan rã của xã hội nguyên thủy, phân hóa xã hội và ra đời của nhà nước.
+ Cư dân sống thành từng làng, giúp nhau trị thủy, làm thủy lợi, khai hoang, trồng lúa nước….
+ Các làng liên kết với nhau, suy tôn thủ lĩnh chung.
=> Hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Việt Nam
? mục 1.b Câu 1
Trả lời câu hỏi mục 1.b trang 95 SGK Lịch sử 10
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc nội dung trang 95, 96, 97, 98
Bước 2: Nêu các thành tựu của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đời sống
Lời giải chi tiết:
Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc:
Nội dung |
thành tựu tiêu biểu |
Nhà nước |
Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay 2700 năm Nhà nước Âu Lạc (208 TCN- 179 TCN) |
Kinh tế |
Khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước Có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp Chăn nuôi, đánh cá, thủ công nghiệp phát triển Đỉnh cao là kĩ thuật đúc đồng |
Đời sống vật chất |
Bữa ăn: cơm rau cá Lương thực chính: lúa gạo |
Trang phục: Phụ nữ mặc váy, yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất. Tóc để ngang vai hoặc búi Đi chân đất, dùng đồ trang sức bằng sừng, ngà động vật, đá, kim loại |
|
Nhà ở: chủ yếu nhà sàn Sống quây quần thành xóm làng định cư |
|
Đi lại: chủ yếu bằng đường thủy, phương tiện thuyền, bè… |
|
Đời sống tinh thần |
Tín ngưỡng: thờ vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực |
Nghệ thuật: trình độ chế tác tinh xảo, kĩ thuật cao, giàu tính nghệ thuật |
|
Âm nhạc: nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn |
? mục 1.b Câu 2
Phương pháp giải:
Đọc tư liệu mục 1, chú ý đến các từ khóa “văn minh lúa nước”, “xác lập lối sống”, “đặt cơ sở”.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa, giá trị của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam
- Văn minh lúa nước có trình độ phát triển cao.
- Hình thành cộng đồng làng xóm, nhà nước phôi thai.
- Xác lập lối sống mang đặc trưng Việt Nam.
- Đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự phát triển của quốc gia- dân tộc.
? mục 2.a
Trả lời câu hỏi mục 2.a trang 100 SGK Lịch sử 10
Em hãy cho biết văn minh Chăm-pa được hình thành trên những cơ sở nào?
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại nội dung trang 99, 100 SGK Lịch sử 10 KNTT
Bước 2: Từ nội dung trang 99, 100, nêu ra được những cơ sở về tự nhiên và xã hội hình thành và phát triển văn minh Chăm-pa
Lời giải chi tiết:
Nền văn minh Cham-pa hình thành và phát triển dựa trên:
- Tự nhiên:
+ Địa bàn các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn Việt Nam hiện nay.
+ Có đường bờ biển dài
- Xã hội:
+ Khoảng thế kỉ V TCN, cư dân văn hóa Sa Huỳnh đến cư trú
+ Cơ cấu xã hội là dạng lãnh địa hay liên minh cụm làng, đứng đầu là thủ lĩnh tối cao
+ Tổ chức xã hội trên là cơ sở hình thành Nhà nước Chăm-pa sau này.
- Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ:
+ Cư dân Sa Huỳnh tiếp xúc với văn minh Ấn Độ thông qua tầng lớp thương nhân
+ Các lĩnh vực tiếp thu: chữ viết, tôn giáo, mô hình tổ chức nhà nước, pháp luật
? mục 2.b
Trả lời câu hỏi mục 2.b trang 103 SGK Lịch sử 10
Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm pa.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc nội dung trang 100, 101, 102, 103, 104
Bước 2: Nêu các thành tựu của nền văn minh Chăm- pa trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đời sống
Lời giải chi tiết:
Nội dung |
Thành tựu tiêu biểu |
Nhà nước |
192: Khu Liên lập ra nước Lâm Ấp Bộ máy nhà nước được tổ chức gồm: đứng đầu là vua, dưới vua là các quan đại thần, và cấp địa phương. |
Kinh tế |
Hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa, chăn nuôi, làm nghề thủ công, buôn bán đường biển |
Chữ viết |
Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. |
Đời sống vật chất |
Trang phục chính là “ka-ma”, dân thường đi chân đất, vua quan đi dép, giày. Phụ nữ thường đeo trang sức , hoa tai, vòng cổ |
Nhà ở: nhà trệt xây bằng gạch nung |
|
Bữa ăn: Cơm, rau, cá |
|
Đời sống tinh thần |
Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ sinh thực khí Tôn giáo: tiếp thu đạo Phật, Hin-đu giáo, Hồi giáo |
Kiến trúc, điêu khắc |
Nhiều di tích, công trình còn tồn tại đến ngày nay: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương, tháp Bà Pô-Na-ga…. |
? mục 3.a
Trả lời câu hỏi mục 3.a trang 105 SGK Lịch sử 10
Hãy cho biết những cơ sở hình thành văn minh Phù Nam
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại nội dung mục 3 trang 103, 104 SGK
Bước 2: Phân tích cơ sở hình thành văn minh Phù Nam dựa trên 3 cơ sở: tự nhiên, xã hội, sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
Lời giải chi tiết:
Cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Phù Nam dựa trên:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa bàn: chủ yếu là khu vực Nam Bộ Việt Nam ngày nay, thuộc vùng hạ Mê Công.
+ Nơi đây có vùng đồng bằng , màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp.
+ Hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho thuyền bè đi lại.
- Cơ sở xã hội:
+ Hình thành trên nền văn hóa tiền Óc Eo
+ Cuối thiên niên kỉ I, nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán phát triển
+ Cấu trúc làng nông -chài- thương nghiệp hình thành => hình thành các đô thị sơ khai.
+ Cư dân bản địa kết hợp cư dân Nam Đảo.
- Ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ:
+ Được truyền bá chủ yếu thông qua hoạt động thương mại biển
+ Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến Phù Nam thể hiện trên các lĩnh vực: văn học, chính trị, tư tưởng, kiến trúc, tôn giáo.
? mục 3.b Câu 1
Trả lời câu hỏi mục 3.b trang 107 SGK Lịch sử 10 KNTT
1. Trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc nội dung trang 104, 105, 106.
Bước 2: Nêu các thành tựu của nền văn minh Phù Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đời sống
Lời giải chi tiết:
Nội dung |
Thành tựu tiêu biểu |
Nhà nước |
Đầu công nguyên, Vương quốc Phù Nam ra đời Từ thế kỉ II-V: trở thành vương quốc hùng mạnh, có ảnh hưởng tại Đông Nam Á |
Kinh tế |
Phù Nam là trung tâm buôn bán thương mại Nghề thủ công và nông nghiệp phát triển |
Đời sống vật chất |
Ở: nhà sàn gỗ, lợp mái lá |
Đi lại: chủ yếu bằng thuyền trên sông, ngòi, kênh, rạch |
|
Lương thực, thực phẩm: lúa gạo, thịt, thủy, hải sản |
|
Trang phục: đàn ông đóng khố, ở trần; phụ nữ mặc váy, đeo trang sức |
|
Đời sống tinh thần |
Tín ngưỡng: đa thần, thờ sinh thực khí |
Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo |
|
Phong tục, tập quán: Chôn người chết bằng nhiều hình thức: thủy táng, hỏa táng, điểu táng… |
? mục 3.b Câu 2
Trong suốt thời gian tồn tại của mình, Phù Nam đã phát triển toàn diện trên lĩnh vực kinh tế. Với mạng lưới sông ngòi dày đặc tận dụng lượng phù sa bồi đắp thì cư dân Phù Nam đã gieo trồng được cây lúa nước. Một số cây ăn quả như cam, thạch lựu, mía đường, dừa, hồ tiêu, cau...
Thủ công nghiệp Phù Nam đã đạt đến trình độ cao với sự chuyên môn hóa các ngành nghề thủ công như nghề mộc, nghề đá, nghề tạc tượng, nghề làm gạch ngói và vật liệu trang trí bằng đất nung, nghề xây dựng, nghề đóng thuyền, nghề làm đồ gốm với phương pháp nặn tay, nghề dệt, nghề đúc thủy tinh, nghề luyện kim như luyện kim đồng, luyện kim sắt, thiếc…
Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và thủ công nghiệp ở Phù Nam đồng thời tận dụng vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển thương mại, buôn bán nên Phù Nam nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động thương nghiệp nội địa và quốc tế. Phù Nam đã trao đổi, buôn bán hàng hóa với một số nước như Ấn Độ, Trung Hoa, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã…qua cảng thị Nền Chùa, Óc Eo.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi 1 Luyện tập trang 107 SGK Lịch sử 10
Lập bảng hệ thống hoặc vẽ sơ đồ tư duy về cơ sở hình thành các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Em hãy cho biết những điểm giống và khác nhau về điều kiện hình thành các nền văn minh ấy.
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 1,2,3
B2: Từ sự liệt kê các thành tựu, học sinh nêu sự giống và khác nhau giữa các nền văn minh
Lời giải chi tết:
Nội dung |
Văn lang- Âu Lạc |
Chăm-pa |
Phù Nam |
Điều kiện tự nhiên |
- Hình thành trên lưu vực con sông lớn - Giàu khoáng sản - Thuận lợi trồng lúa nước |
- Địa bàn miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn - Có đường bờ biển dài |
- Địa bàn: khu vực Nam Bộ ngày nay - Thuận lợi phát triển nông nghiệp - Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt |
Cơ sở xã hội |
- Cư dân sống thành từng làng - Càng làng liên kết với nhau => Nhà nước |
- Cư dân Sa Huỳnh - Cơ cấu xã hội là dạng lãnh địa hay liên minh cụm làng |
- Nền văn hóa Óc Eo - Nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán phát triển - Cấu trúc làng nông-chài- thương nghiệp hình thành - Cư dân bản địa kết hợp cư dân Nam Đảo. |
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ |
X |
- Ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ qua tầng lớp thương nhân - Lĩnh vực: chữ viết, tôn giáo, mô hình tổ chức nhà nước, pháp luật. |
- Ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ thông qua thương mại biển. - Lĩnh vực: Văn hóa, chính trị, tư tưởng, kiến trúc, tôn giáo |
*Những điểm giống nhau:
- Cả ba nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc, Chăm -pa, Phù Nam đều có nền nông nghiệp là chủ đạo, nông nghiệp lúa nước.
- Cơ cấu xã hội sống theo làng (mặc dù có thể có tên gọi khác nhau: liên minh cụm làng, bản, v.v..)
- Cư dân làm bản địa là những người chủ yếu đóng góp, xây dựng nên nền văn minh của họ.
* Sự khác nhau giữa các nền văn minh:
- Văn minh Chăm pa và Phù Nam ảnh hưởng đậm nét bởi văn minh Ấn Độ, còn văn minh Văn Lang- Âu Lạc thì không bị ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.
- Văn minh Phù Nam và Chăm pa phát triển rất mạnh thương mại biển, còn Văn Lang- Âu Lạc thì yếu tố thương mại biển phát triển kém.
2. Hãy thống kê một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam theo gợi ý sau:
Thành tựu trên các lĩnh vực |
Văn minh Văn Lang- Âu Lạc |
Văn minh Chăm-pa |
Văn minh Phù Nam |
Sự ra đời nhà nước và tổ chức xã hội |
|||
Hoạt động kinh tế |
|||
Đời sống vật chất |
|||
Đời sống tinh thần |
Phương pháp giải:
Bước 1: Xem lại nội dung mục 1.b, 2.b, 3.b SGK Mĩ thuật 2 KNTT
Bước 2: Chọn các ý chính gắn với mỗi lĩnh vực (như ảnh) để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
Thành tựu trên các lĩnh vực |
Văn minh Văn Lang- Âu Lạc |
Văn minh Chăm-pa |
Văn minh Phù Nam |
Sự ra đời nhà nước và tổ chức xã hội |
Nhà nước Văn Lang: cách ngày nay 2700 năm Nhà nước Âu Lạc (208 TCN- 179 TCN) |
Năm 192; nhà nước Lâm Ấp ra đời |
Đầu công nguyên, vương quốc Phù Nam ra đời Từ thế kỉ II-V trở thành vương quốc hùng mạnh |
Hoạt động kinh tế |
Trồng lúa nước, chăn nuôi, đánh cá, thủ công nghiệp phát triển Đỉnh cao kỹ thuật đúc đồng |
Trồng lúa, chăn nuôi, làm nghề thủ công, buôn bán đường biển |
Trung tâm buôn bán thương mại Nghề thủ công và nông nghiệp phát triển |
Đời sống vật chất |
Bữa ăn: cơm, rau, cá Lương thực chính: lúa gạo Trang phục: nữ mặc váy yếm, nam đón khố, cởi trần, đi chân đất. Nhà ở: chủ yếu nhà sàn Đi lại: bằng đường thủy, phương tiện thuyền bè |
Trang phục chính là “ka-ma”, vua quan đi dép, giày. Phụ nữ đeo trang sức Nhà ở: nhà trệt xây bằng gạch nung |
Ở: nhà sàn gỗ, lợp mái lá Đi lại: chủ yếu bằng thuyền Trang phục: đàn ông đóng khố, ở trần, nữ mặc váy, đeo trang sức |
Đời sống tinh thần |
Thờ vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực Trình độ chế tác tinh xảo, kĩ thuật cao, giàu tính nghệ thuật |
Thờ cúng tổ tiên, sinh thực khí. Tiếp thu Phậ giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo |
Tín ngưỡng đa thần, thờ sinh thực khí Tôn giáo: Phật giáo, Hin đu giáo Chôn người chết dưới nhiều hình thức |
Vận dụng Câu 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 107 SGK Lịch sử 10
1. Em hãy giải thích tại sao phiên bản của trống đồng Ngọc Lũ được Việt Nam lựa chọn làm quà tặng Liên Hợp quốc nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày thành lập tổ chức này?
Phương pháp giải:
Bước 1: Tìm hiểu thông tin về trống đồng Ngọc Lũ qua internet, sách, báo
Bước 2: Giải thích thông qua ý nghĩa, biểu tượng của trống đồng Ngọc Lũ, nên nó được chọn làm vật tặng Liên Hợp quốc nhân kỉ niệm 50 năm thành lập tổ chức này.
Lời giải chi tiết:
Phiên bản của trống đồng Ngọc Lũ được Việt Nam lựa chọn làm quà tặng Liên Hợp quốc nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày thành lập tổ chức này vì trống đồng Ngọc Lũ là một bảo vật đặc biệt linh thiêng của người Việt. Ở đó hội tụ cả một nền văn minh có niên đại cách đây đã trên 2.500 năm. Ở đó có đầy đủ yếu tố kỹ thuật đúc đồng, trình độ mỹ thuật và chế tác đồ đồng rất cao mà ngày nay chúng ta vẫn vô cùng thán phục. Trống đồng Ngọc Lũ là dấu ấn đặc biệt của thời đại các Vua Hùng dựng nước, là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam.
Vận dụng Câu 2
2. Em hãy sưu tầm một số hình ảnh cho thấy sức sống trường tồn của những giá trị các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Phương pháp giải:
Tìm kiếm thông tin qua internet, các nguồn tham khảo uy tín: bảo tàng Nhân học, Bảo tàng lịch sử quốc gia, bảo tàng địa phương, các trang web sở văn hóa…
Lời giải chi tiết:
Mộ quan tài thân cây khoét rỗng Việt Khê