Bài 12 hóa 12 cánh diều, giải bài 12 hóa 12 cd — Không quảng cáo

Hóa 12 cd, giải hóa 12 cd Chủ đề 5. Pin điện và điện phân - Hóa 12 Cánh diều


Bài 12. Điện phân trang 83, 84, 85 Hóa 12 Cánh diều

Hình 12.1 mô tả sự chuyển động của các ion về các điện cực trong bình điện phân

CH tr 83

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 83 SGK Hóa 12 Cánh diều

Hình 12.1 mô tả sự chuyển động của các ion về các điện cực trong bình điện phân

a) Giải thích sự chuyển động của các ion về các điện cực.

b) Dự đoán quá trình oxi hóa, quá trình khử xảy ra ở điện cực nào.

Phương pháp giải:

Dựa vào sự dịch chuyển các ion trong bình điện phân ở hình 12.1

Lời giải chi tiết:

a) Các ion dương dịch chuyển theo điện cực âm; các ion âm dịch chuyển theo điện cực dương

b) Quá trình khử ở cực âm: \(N{a^ + } + 1{\rm{e}} \to Na\)

Quá trình oxi hóa ở cực dương: \(2C{l^ - } \to C{l_2} + 2{\rm{e}}\)

CH tr 84 CH

Trả lời câu hỏi trang 84 SGK Hóa 12 Cánh diều

Vì sao phải điện phân NaCl ở trạng thái nóng chảy để điều chế Na? Có thể điện phân NaCl rắn được không?

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm điện phân: là quá trình oxi hóa – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực dưới tác dụng của dòng điện một chiều đi qua dung dịch chất điện li hoặc chất điện li nóng chảy.

Lời giải chi tiết:

Không thể điện phân NaCl rắn vì NaCl rắn không dẫn điện, trong khi đó NaCl ở trạng thái nóng chảy phân li ra Na + và Cl - .

CH tr 84 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 84 SGK Hóa 12 Cánh diều

Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân xảy ra khi điện phân dung dịch CuCl 2 bằng điện cực trơ (than chì).

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc của phản ứng điện phân.

Lời giải chi tiết:

CuCl 2 (aq) \( \to \) Cu 2+ (aq) + 2Cl - (aq)

CH tr 85 TH1

Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 85 SGK Hóa 12 Cánh diều

Điện phân dung dịch sodium chloride không màng ngăn để điều chế nước Javel

Chuẩn bị:

- Hóa chất: Dung dịch NaCl bão hòa.

- Dụng cụ: Cốc thủy tinh loại 100ml, hai điện cực than chì, nguồn điện một chiều 6V (hoặc pin 6V), dây dẫn điện.

Tiến hành: Nhúng hai điện cực vào cốc đựng khoảng 60ml dung dịch NaCl bão hòa, rồi nối hai điện cực với nguồn điện bằng dây dẫn điện để tiến hành điện phân. Thời gian điện phân tối thiểu là 5 phút.

Yêu cầu: Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

Chú ý: Không để hai điện cực để nối nguồn điện chạm vào nhau; đeo khẩu trang và thực hiện thí nghiệm ở nơi thoáng khí hoặc trong tủ hút.

Phương pháp giải:

Khi điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ và không có màng ngăn, trong quá trình điện phân NaOH ở cathode sẽ phản ứng với khí Cl 2 sinh ra ở anode.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng: có khí Cl 2 sinh ra ở anode, vì không có màng ngăn nên khí Cl 2 hòa tan trong dung dịch NaOH.

CH tr 85 TH2

Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 85 SGK Hóa 12 Cánh diều

Điện phân dung dịch copper(II) sulfate

Chuẩn bị

- Hóa chất: Dung dịch CuSO 4 0,5M

- Dụng cụ: Cốc thủy tinh loại 100ml, hai điện cực than chì, nguồn điện một chiều 6V (hoặc pin 6V), dây dẫn điện.

Tiến hành: Nhúng hai điện cực vào cốc đựng khoảng 60ml dung dịch CuSO 4 0,5M rồi nối hai điện cực với nguồn điện để tiến hành điện phân. Thời gian điện phân tối thiểu là 5 phút.

Yêu cầu: Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra

Chú ý: Không để hai điện cực đã nối nguồn điện chạm vào nhau.

Phương pháp giải:

Khi điện phân dung dịch CuSO 4 có xuất hiện kim loại đồng bám vào điện cực

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng: Màu xanh lam dung dịch CuSO 4 nhạt màu dần, cực âm có kim loại đồng bám vào, cực dương có bọt khí bám trên điện cực.

CH tr 85 CH1

Trả lời câu hỏi 1 trang 85 SGK Hóa 12 Cánh diều

Đối với quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hòa không có màng ngăn:

a) Hãy viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử tại mỗi điện cực. Viết phương trình hóa học của quá trình điện phân.

b) Vì sao sản phẩm thu được trong Thí nghiệm 1 là nước Javel (chứa NaOCl) mà không phải NaOH. Giải thích.

Phương pháp giải:

a) Xác định chất oxi hóa, khử để biết các quá trình trong quá trình điện phân.

b) Khi không có màng ngăn khí Cl 2 dịch chuyển sang cực dương hòa tan trong dung dịch NaOH.

Lời giải chi tiết:

a) Quá trình oxi hóa xảy ra ở điện cực âm: 2H 2 O (l) + 2e \( \to \) H 2 (g) + 2 OH - (aq)

Quá trình khử xảy ra ở điện dương: 2Cl - (aq) \( \to \) Cl 2 (g) + 2e

b) NaOH sinh ra ở cathode sẽ phản ứng với khí Cl 2 sinh ra ở anode theo phương trình hóa học:

2NaOH(aq) + Cl 2 (aq) \( \to \) NaOCl(aq) + NaCl (aq) + H 2 O (l)

Do đó không thu được NaOH mà thu được NaOCl.

CH tr 85 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 85 SGK Hóa 12 Cánh diều

Tìm hiểu ứng dụng của nước Javel. Đề xuất thí nghiệm đơn giản để chứng minh rằng dung dịch nước Javel có tính tẩy màu.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức tìm hiểu trên sách, báo, internet

Lời giải chi tiết:

Ứng dụng của Javel: làm chất tẩy rửa, tẩy màu, xử lý nước thải, hồ bơi,….

Thí nghiệm để chứng minh dung dịch nước Javel có tính tẩy màu:

Hòa tan dung dịch nước Javel vào nước, sau đó đổ từ từ dung dịch nước Javel vào dung dịch CuSO 4 (dung dịch màu xanh lam). Sau một thời gian, dung dịch màu xanh lam mất dần,  có xuất hiện kết tủa dưới ống nghiệm.

CH tr 85 CH2

Trả lời câu hỏi 2 trang 85 SGK Hóa 12 Cánh diều

Cho biết trong Thí nghiệm 2, tại điện cực dương, H 2 O điện phân trước ion SO 4 2- theo quá trình sau:

2H 2 O \( \to \) O 2 + 4H + + 4e

Xác định các sản phẩm thu được trong Thí nghiệm 2. Viết phương trình hóa học của các quá trình điện phân.

Phương pháp giải:

Thí nghiệm 2 có kim loại đồng bám vào điện cực, và có bọt khí xuất hiện ở điện cương dương.

Lời giải chi tiết:

Quá trình xảy ra ở 2 điện cực:

Cực âm: Cu 2+ +2e \( \to \)Cu

Cực dương: 2H 2 O \( \to \) O 2 + 4H + + 4e

Phương trình hóa học của phản ứng điện phân:

CuSO 4 + H 2 O \( \to \) Cu  + H 2 SO 4 + ½ O 2

Sản phẩm thu được là: Cu, H 2 SO 4 và O 2

CH tr 85 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 85 SGK Hóa 12 Cánh diều

Hãy sắp xếp thứ tự điện phân các ion dương ở cực âm khi tiến hành điện phân dung dịch gồm: FeCl 2 1M, CuCl 2 1M và HCl 1M.

Phương pháp giải:

Ở cực âm, các chất có tính oxi mạnh sẽ điện phân trước.

Lời giải chi tiết:

Thứ tự điện phân: Cu 2+ , H + , Fe 2+

CH tr 86 VD1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 86 SGK Hóa 12 Cánh diều

Hãy tìm hiểu và cho biết vì sao không điện phân nóng chảy AlCl 3 trong sản xuất nhôm.

Phương pháp giải:

Dựa vào quá trình điện phân nóng chảy AlCl 3

Lời giải chi tiết:

Các phản ứng điện phân tại các điện cực khi điện phân AlCl 3 nóng chảy là:

Ở cực âm xảy ra sự khử ion Al 3+

Al 3+ + 3e\( \to \) Al

Ở cực dương xảy ra sự oxi hóa ion Cl -

2Cl - \( \to \) Cl 2 + 2e

Phương trình hóa học của phản ứng điện phân

2AlCl 3 \( \to \) 2Al + 3Cl 2

Tuy nhiên, nhôm bốc cháy trực tiếp trong khí Cl 2 nên khi sản xuất nhôm người ta không dùng AlCl 3

CH tr 86 VD2

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 86 SGK Hóa 12 Cánh diều

Trong sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân, điện cực than chì được sử dụng ở cả cực dương và cực âm. Người ta nhận thấy, trong quá trình điện phân, điện cực dương bị hao mòn nhanh hơn điện cực âm. Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào các quá trình điện phân Al 2 O 3

Lời giải chi tiết:

Khi điện phân Al 2 O 3 nóng chảy xảy ra quá trình điện phân như sau:

Ở cực âm xảy ra sự khử ion Al 3+ :

Al 3+ + 3e \( \to \) Al

Ở cực dương xảy ra sự oxi hóa ion O 2- :

O 2- \( \to \)1/2 O 2 + 3O 2

Điện cực than chì ở cực dương bị hao mòn nhanh hơn do khí O 2 tác dụng với C trong điện cực.

CH tr 87

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 87 SGK Hóa 12 Cánh diều

Tìm hiểu trong thực tế và chỉ ra những ví dụ về việc sử dụng mạ điện với mục đích bảo vệ, mạ điện với mục đích trang trí.

Phương pháp giải:

Dựa vào ứng dụng của điện phân trong thực tiễn

Lời giải chi tiết:

Trong thực tế, sử dụng mạ điện với mục đích bảo vệ như mạ vỏ tàu, mạ đồng hồ.

Ngoài ra, sử dụng mạ điện với mục đích trang trí như: ấm trà mạ bạc, vòi nước mạ chromium.

CH tr 88 BT1

Trả lời câu hỏi Bài tập 1 trang 88 SGK Hóa 12 Cánh diều

Chọn những phát biểu đúng:

(a) Phản ứng xảy ra trong pin điện hóa là tự diễn biến, trong bình điện phân là không tự diễn biến.

(b) Phản ứng xảy ra trong pin điện hóa là không tự diễn biến, trong bình điện phân là tự diễn biến.

(c) Cực dương của bình điện phân được gọi là anode, của pin điện hóa được gọi là cathode.

(d) Cực dương của bình điện phân được gọi là cathode, của pin điện hóa được gọi là anode.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về pin điện hóa và điện phân

Lời giải chi tiết:

(a) đúng

(b) sai, phản ứng xảy ra trong pin điện hóa là tự diễn biến, trong bình điện phân không tự diễn

(c) đúng

(d) sai, cực dương của bình điện phân được gọi là anode, của pin điện hóa là cathode

CH tr 88 BT2

Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 88 SGK Hóa 12 Cánh diều

Xét quá trình sản xuất nhôm được thực hiện theo phương pháp điện phân Al 2 O 3 nóng chảy với điện cực than chì

a) Giải thích vì sao thực tế thành phần thể tích khí bay ra ở cực dương gồm CO (30% - 50%) và CO 2 (50% - 70%) mà không phải là O 2

b) Trung bình để sản xuất được 1 tấn Al thì lượng điện cực than chì bị tiêu hao do phản ứng oxi hóa là bao nhiêu? Giả thiết thành phần khí bay ra ở cực dương gồm 50% CO và 50% CO 2 về thể tích.

Phương pháp giải:

Dựa vào các quá trình điện phân Al 2 O 3

Lời giải chi tiết:

Khi điện phân Al 2 O 3 nóng chảy xảy ra quá trình điện phân như sau:

Ở cực âm xảy ra sự khử ion Al 3+ :

Al 3+ + 3e \( \to \) Al

Ở cực dương xảy ra sự oxi hóa ion O 2- :

O 2- \( \to \)1/2 O 2 + 2e

a) Điện cực than chì ở cực dương bị hao mòn nhanh hơn do khí O 2 tác dụng với C trong điện cực. Nên sản phẩm ở cực dương không thu được O2 mà thu được CO và CO 2 .

b) Đổi 1 tấn = 1000kg

n Al = \(\frac{{1000}}{{27}}k.mol\)

Phương trình phản ứng điện phân là:

2Al 2 O 3 \( \to \)   4Al      +    3O 2

\(\frac{{1000}}{{27}}\)\( \to \)      \(\frac{{250}}{9}k.mol\)

Vì thành phần khí bay ra ở cực dương gồm 50% CO và 50% CO 2 về thể tích, nên n CO2 = n CO .

Gọi số mol CO 2 và CO là a (mol)

O 2 +    2C \( \to \) 2CO

\(\frac{a}{2}\)                \( \leftarrow \)  a

O 2 +     C \( \to \) CO 2

a                  \( \leftarrow \)  a

n O2 =  \(\frac{a}{2}\)+ a = \(\frac{3}{2}a\)= \(\frac{{250}}{9}\)=> a = \(\frac{{500}}{{27}}\)k.mol

n điện cực = n CO2 + n CO = \(\frac{{500}}{{27}}\)+ \(\frac{{500}}{{27}}\)k.mol

Khối lượng điện cực than chì bị tiêu hao là: \(\frac{{500}}{{27}}\).2.12 = 444,44kg = 0,44 tấn


Cùng chủ đề:

Bài 7 hóa 12 cánh diều, giải bài 7 hóa 12 cd
Bài 8 hóa 12 cánh diều, giải bài 8 hóa 12 cd
Bài 9 hóa 12 cánh diều, giải bài 9 hóa 12 cd
Bài 10 hóa 12 cánh diều, giải bài 10 hóa 12 cd
Bài 11 hóa 12 cánh diều, giải bài 12 hóa 12 cd
Bài 12 hóa 12 cánh diều, giải bài 12 hóa 12 cd
Bài 13 hóa 12 cánh diều, giải bài 13 hóa 12 cd
Bài 14 hóa 12 cánh diều, giải bài 14 hóa 12 cd
Bài 15 hóa 12 cánh diều, giải bài 15 hóa 12 cd
Bài 16 hóa 12 cánh diều, giải bài 16 hóa 12 cd
Bài 17 hóa 12 cánh diều, giải bài 17 hóa 12 cd