Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử 11, giải Sử 11 Chân trời sáng tạo Chương 6. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi íc


Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

Quan sát Hình 12.2 và cho biết vị trí của Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á.

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 77 SGK Lịch sử 11 CTST

Quan sát Hình 12.2 và cho biết vị trí của Biển Đông trong khu vực Đông Nam Á.

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục 1 trang 72 SGK

B2: Quan sát Hình 12.2

Lời giải chi tiết:

- Biển Đông nối liền biển Hoa Đông qua eo biển Đài Loan.

- Phía Đông Bắc nối liền biển Phi-líp-pin của Thái Bình Dương qua eo biển Lu-dông.

- Phía Tây Nam nối với biển An-đa-man của Ấn Độ Dương thông qua các eo biển Xin-ga-po và Ma-lắc-ca; phía nam thông ra biển Gia-va qua eo biển Ca-li-man-tan.

- Biển Đông được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

? mục 2 a

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 78 SGK Lịch sử 11 CTST

Cho biết tầm quan trọng của tuyến đường vận tải qua Biển Đông

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 2a trang 78 SGK

Lời giải chi tiết:

- Tầm quan trọng của tuyến đường vận tải qua Biển Đông:

+ Biển Đông là cầu nối giữa hai đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Các tuyến hàng hải quốc tế “huyết mạch” khu vực Đông Nam Á có hơn 530 cảng biển.

+ Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới.

? mục 2 b

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 79 SGK Lịch sử 11 CTST

Biển Đông có vị trí chiến lược như thế nào trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương?

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 2b trong SGK

Lời giải chi tiết:

- Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng của thế giới trên cơ sở giao thoa của các nền văn hóa, văn minh của nhân loại trong khu vực.

- Biển Đông từ sớm được nhiều nước trên thế giới quan tâm và trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn.

- Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có nền kinh tế thuộc nhiều vào tuyến đường trên Biển Đông.

? mục 2 c

Trả lời câu hỏi mục 2c trang 79 SGK Lịch sử 11 CTST

Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông phong phú, đa dạng như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 2c trong SGK

Lời giải chi tiết:

- Biển Đông có đa dạng sinh học cao khỏang 11 000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình.

- Trong đó, có khoảng 6000 loài động vật đát, 2038 loài cá và nhiều loại san hô cứng.

- Biển Đông là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Hầu hết, các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khi từ Biển Đông.

- Ngoài ra, Biển Đông còn những chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng, là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.

? mục 3 a

Trả lời câu hỏi mục 3a trang 81 SGK Lịch sử 11 CTST

Trình bày vị trí của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 3a trong SGK

Lời giải chi tiết:

- Quần đảo Trường Sa nằm trong phạm vi từ 15 độ 45’B đến 17 độ 15’B, 111 độ Đ đến 113 độ Đ, cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lí và cách đảo Lí Sơn 120 hải lí.

Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.

- Quần đảo Hoàng Sa rộng khoảng 30 000 km 2, gồm hơn 37 đảo đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: nhóm phía đông có tên là nhóm Anh Vĩnh; nhóm phía tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung nên còn gọi là nhóm Lưỡi liềm gồm các đảo Hoàng Sa,…

? mục 3 b

Trả lời câu hỏi mục 3b trang 82 SGK Lịch sử 11 CTST

Những yếu tố tạo nên vị thế chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 3b trong SGK

Lời giải chi tiết:

- Về vị trí: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với vùng Đông Á.

- Về kinh tế: có nhiều loại hải sản quý và có giá trị cao, có thế mạnh về dịch vụ hàng hải và đánh bắt hải sản trong khu vực.

- Về quân sự: có thể kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông, có vị thế phòng thủ thì chắc chắn thông qua sự liên két giữa các đảo, các cụm đảo, tuyến đảo ở hai quần đảo.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 82 SGK Lịch sử 11 CTST

1. Biển Đông có vai trò và vị trí như thế nào đối vợi sự phát triển giao thương trên thế giới hiện nay?

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung mục 2 SGK

Lời giải chi tiết:

- Biển Đông là nơi tập trung các mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng của thế giới trên cơ sở giao thoa của các nền văn hóa, văn minh của nhân loại trong khu vực.

- Biển Đông từ sớm được nhiều nước trên thế giới quan tâm và trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn.

- Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có nền kinh tế thuộc nhiều vào tuyến đường trên Biển Đông.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 82 SGK Lịch sử 11 CTST

2 . Trình bày sự tác động của Biển Đông đối với sự phát triển của các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung bài học và liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Biển Đông, tuyến đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, cửa ngõ giao thương quốc tế. Tại đây có eo biển Malacca với chiều dài 600 hải lý và chiều rộng ở chỗ hẹp nhất chỉ 1,2 hải lý, nối liền các cảng biển của Đông Bắc Á, bờ Tây châu Mỹ với Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Nam Âu, được dự báo sẽ trở nên quá tải hơn nữa do sự gia tăng thương mại toàn cầu và nhu cầu năng lượng của các quốc gia. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải), chiếm hơn một nửa trọng tải vận chuyển thương mại hàng hải toàn cầu, sự sống còn không chỉ với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với khu vực Đông Á và thế giới.

Ngoài ra, trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và hải sản ở Biển Đông có thể đảm bảo một phần đáng kể an ninh năng lượng, lương thực cho các nước ven bờ. Theo đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học, trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tại đây có thể vượt cả trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Trung Đông. Các khu vực được cho là có triển vọng nhất về dầu mỏ là thềm lục địa quần đảo Trường Sa, khu vực quần đảo Hoàng Sa và vịnh Bắc Bộ. Đối với nguồn lợi hải sản, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, Biển Đông là vùng biển được xếp hạng thứ 4 trong số 19 khu vực đánh cá tốt nhất thế giới về tổng sản lượng đánh bắt cá hằng năm. Nguồn lợi hải sản ở Biển Đông được cho là có khoảng hơn 1.000 loài cá, 90 loài tôm và 70 loài thân mềm. Khai thác hải sản là một ngành kinh tế rất quan trọng đối với các quốc gia ven Biển Đông. Mỗi năm có khoảng 06 triệu tấn hải sản được đánh bắt tại đây, tương đương 10% tổng khối lượng hải sản được đánh bắt trên toàn thế giới.

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 82 SGK Lịch sử 11 CTST

3 . Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông tác động như thế nào đến sự hợp tác và xung đột trong khu vực thời gian gần đây?

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung bài học và liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Lời giải chi tiết:

Biển Đông có tầm quan trọng và vị thế địa chiến lược trọng yếu không chỉ đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với khu vực Đông Á và thế giới. Trước hết vì Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu.

Điểm trọng yếu thứ hai của Biển Đông là các đảo, quần đảo ngoài khơi, như Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ở vị trí trung tâm – một trong những nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua nhất trên thế giới. Các quần đảo này đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tư cách là các vị trí phòng thủ chiến lược trọng yếu đối với nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông. Đồng thời là các cơ sở hậu cần phục vụ các hoạt động biển xa, như kiểm soát các tuyến hàng hải đi qua lại trên Biển Đông, dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra-đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền, v.v. Các chiến lược gia phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát và khống chế được toàn bộ Biển Đông.

Ngoài ra, khu vực Biển Đông còn có những eo biển quan trọng đối với nhiều quốc gia và với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á. Đó là các eo biển: Malacca, Luzon, Lombok, Sunda, Makascha và Ombai-Wetar.

Đặc biệt, eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia, Malaysia và Singapore) có vị trí vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của Đông Nam Á và Bắc Á đều phải đi qua Biển Đông. Đây cũng là eo biển có lượng tàu thuyền đi qua nhộn nhịp và lượng dầu vận tải hàng năm qua đây chiếm vị trí thứ 2 thế giới, sau eo biển Homuz (Cộng hòa Iran).

Về vị trí pháp lý, Biển Đông chứa đựng các yếu tố liên quan đến: quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, quốc gia không có biển, các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, vùng đánh cá, phân định biển, vấn đề biển nửa kín, eo biển quốc tế, hợp tác quản lý tài nguyên sinh vật, các đàn cá di cư xa và đán cá xuyên biên giới, khai thác chung, bảo tồn biển, nghiên cứu khoa học biển, chống cướp biển, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, tìm kiếm và cứu nạn và đặc biệt là hợp tác bảo vệ môi trường biển, v.v.

Ngày nay khi giao thương phát triển, đặc biệt là trên biển, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày một lớn hơn. Chính vì thế, nếu Biển Đông bị một hoặc một nhóm quốc gia liên minh nào khống chế sễ đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, bao gồm Việt Nam.

Vận Dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 82 SGK Lịch sử 11 CTST

1 . Theo em, những nguồn tài nguyên nào ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển?

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung bài học và liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Nguồn tài nguyên được xem là lớn và quan trọng nhất ở biển Đông là: Dầu khí

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Mã Lai - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu.

Kiến thức mở rộng:

Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km, có diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên 1 triệu km2, với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên 3.000 đảo và quần đảo khác.

Việt Nam có trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển; có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển. Do đó, tài nguyên dầu khí được xem là lớn và quan trọng nhất ở biển nước ta.


Cùng chủ đề:

Bài 7. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ XIX) SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Bài 10. Cuộc cải cách Lê Thánh Tông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Bài 13. Việt Nam và biển Đông SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Soạn Lịch sử 11, giải Sử 11 Chân trời sáng tạo