Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải bài tập lịch sử và địa lí lớp 7 đầy đủ phần lịch sử và phần địa lí với lời giải chi tiết từng chương, từng bài Chương 5. Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407)


Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần hoan diễn ra vào các năm

Phần A Bài tập 1

Hãy xác định phương án đúng.

1.1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần hoan diễn ra vào các năm

A. 1257, 1258, 1287-1288.

B. 1257, 1258, 1287.

C. 1257, 1285, 1287-1288.

D. 1258, 1285, 1287-1288.

Trả lời: D. 1258, 1285, 1287-1288.

1.2. Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông Cổ năm 1258?

A. Tây Kết.

B. Chương Dương.

C. Đông Bộ Đầu.

D. Bình Lệ Nguyên

Trả lời: C. Đông Bộ Đầu.

1.3. Năm 1258, khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, quân dân nhà Trần đã làm gì?

A. Thi hành kế sách “vườn không nhà trống”.

B. Quyết tâm chiến đấu để bảo vệ kinh thành.

C. Thực hiện chiến thuật đánh du kích.

D. Thực hiện kế sách tạm hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng.

Trả lời: A. Thi hành kế sách “vườn không nhà trống”.

1.4. Vị tướng nào được vua Trần cử làm Quốc công tiết chế – tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285?

A. Trần Thủ Độ.

C. Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Quang Khải.

D. Trần Khánh Dư

Trả lời: C. Trần Quốc Tuấn.

1.5. Nhân tố quan trọng nhất để xây dựng khối đoàn kết giữa triều đình với nhân dân là gì?

A. Nhà Trần chăm lo sức dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân.

B. Nhà Trần chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều.

C. Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến.

D. Quân và dân nhà Trần có tinh thần quyết chiến quyết thắng.

Trả lời: A. Nhà Trần chăm lo sức dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân.

1.6. Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288?

A. Sự lên xuống của thuỷ triều.

B. Sự suy yếu của quân Mông – Nguyên.

C. Cây cối hai bên bờ sông rậm rạp dễ bé mai phục.

D. Con đường rút lui về Thăng Long thuận lợi.

Trả lời: A. Sự lên xuống của thuỷ triều.

1.7. Tướng giặc nào chỉ huy quân Mông Cổ tiến vào xâm lược Đại Việt năm 1258

A. Toa Đô.

B. Thoát Hoan.

C. Ngột Lương Hợp Thai.

D. Ô Mã Nhi.

Trả lời: C. Ngột Lương Hợp Thai.

1.8 . Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên của quân dân Đại Việt?

A. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

B. Đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

C. Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Nguyên.

D. Đưa Đại Việt trở thành nước hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

Trả lời: D. Đưa Đại Việt trở thành nước hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

1.9. Nhà Trần khi thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tránh sức mạnh ban đầu của quân Mông Cổ.

B. Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ.

C. Củng cố lực lượng chờ phản công.

D. Đánh nhanh thắng nhanh.

Trả lời: D. Đánh nhanh thắng nhanh.

1.10. Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?

A. Các quan lại cao cấp.

B. Các vương hầu, quý tộc

C. Toàn bộ nhân dân Thăng Long.

D. Các bô lão có uy tín.

Trả lời: D. Các bô lão có uy tín.

1.11 . “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm địa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dầu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng. Liên hệ với kiến thức môn Ngữ văn và cho biết đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào?

A. Binh thư yếu lược.

B. Bình Ngô đại cáo.

C. Hịch tướng sĩ.

D. Bạch Đằng giang phú.

Trả lời: C. Hịch tướng sĩ.

Phần A Bài tập 2

Hãy lựa chọn các từ/cụm từ cho sẵn: đồng lòng, anh dũng, hoà thuận, góp sức, đoàn kết để hoàn thành câu sau cho đúng với quan điểm của Trần Quốc Tuấn.

“Vua tôi (1)......, anh em .........(2)..........,cả nước  .......... (3) nên bọn giặc phải bó tay chịu hàng”.

Lời giải chi tiết:

Trả lời:

(1) đồng lòng

(2) hòa thuận

(3) góp sức

Phần A Bài tập 3

Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (S) về nội dung lịch sử.

A. Vào thế kỉ XII, đế chế Mông Cổ liên tiếp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược và thống trị nhiều nước ở lục địa Á – Âu.

B. Đầu năm 1258, quân Mông Cổ do tướng Thoát Hoan chỉ huy từ Vân Nam buộc tiến vào Đại Việt.

C. Tháng 5 – 1285, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

D. Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, kế chất lượng sách “vườn không nhà trống" đều được nhà Trần sử dụng.

Lời giải chi tiết:

Đúng: C, D

Sai: A, B

Phần B Bài tập 1

Đọc và khai thác các đoạn thông tin dưới đây.

1. Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, ông đã trả lời:“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo."

2. Khắp nơi quân ta tự động thích vào cánh tay của mình hai chữ “Sát Thát”... Tại điện Diên Hồng, khi được hỏi về kế đánh giặc, tất cả các bộ lão đều đồng thanh hô lớn: “Đánh!”.

3. Thượng hoàng Trần Thánh Tông đến gặp Trần Quốc Tuấn và có hỏi:“Thế giặc như thế, ta phải hàng thôi". Trần Quốc Tuấn trả lời:“Xin b chém đầu thần rồi hãy hàng”

4. Năm 1285, danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân đánh chặn địch để vua Trần và triều đình rút về Thiên Trường. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, ông bị bắt. Quân giặc dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc nhưng ông khẳng khái đáp trả: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc".

5. Ở Hội nghị Bình Than, vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không biết.

Em hãy:

a) Chỉ ra điểm chung về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần.

b) Tìm những từ, cụm từ trong các đoạn thông tin thể hiện tinh thần đó.

c) Nêu nhận xét về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần.

Lời giải chi tiết:

a) Điểm chung: Thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh giặc, bảo vệ độc lập dân tộc.

b) Những từ/cụm từ thể hiện tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần; đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo; thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”; đồng thanh hồ lớn: “Đánh!”; chém đầu thần rồi hãy hàng; thà làm quỷ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc; hổ thẹn, phẫn kích, bóp nát.

c) Nhận xét: Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thế nào, vua tôi nhà Trần vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, quyết tâm, anh dũng đánh giặc. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Và đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Phần B Bài tập 2

Hãy lập và hoàn thành bảng (theo mẫu dưới đây) về các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần.

Thuộc tỉnh (thành phố) ngày nay

Sự kiện lịch sử

Trận Bình Lệ Nguyên

Trận Đông Bộ Đấu

Yên Bái – Lào Cai

Dân binh địa phương truy kích quân Mông Cổ ở phủ Quy Hoá

Hội nghị Diên Hồng

Hội nghị Bình Than

Chiến thắng Tây Kết, Chương Dương

Chiến thắng Hàm Tử

Chiến thắng Vân Đồn – Cửa Lục

Chiến thắng Bạch Đằng

Lời giải chi tiết:

Thuộc tỉnh (thành phố) ngày nay

Sự kiện lịch sử

Bình Xuyên - Vĩnh Phúc

Trận Bình Lệ Nguyên

cầu Long Biên, Hà Nội

Trận Đông Bộ Đấu

Yên Bái – Lào Cai

Dân binh địa phương truy kích quân Mông Cổ ở phủ Quy Hoá

Hà Nội

Hội nghị Diên Hồng

Hải Dương

Hội nghị Bình Than

Hà Nội

Chiến thắng Tây Kết, Chương Dương

Hưng Yên

Chiến thắng Hàm Tử

Quảng Ninh

Chiến thắng Vân Đồn – Cửa Lục

Quảng Ninh - Hải Phòng

Chiến thắng Bạch Đằng

Phần B Bài tập 3

Hãy lập và hoàn thành bảng (theo mẫu dưới đây) về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Cuộc kháng chiến

Những chiến thắng tiêu biểu

Kết quả

Lời giải chi tiết:

cuộc kháng chiến

Kế hoạch kháng chiến của nhà Trần

Những chiến thắng tiêu biểu

Kết quả

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

Thi hành kế sách “vườn không nhà trống”.

Chiến thắng Đông Bộ Đầu.

Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

Thực hiện kế sách "vườn không nhà trống".

- Phá vỡ kế hoạch hội quân của Toa Đô và Thoát Hoan tại Thiên Trường.

- Phản công giải phóng Thăng Long.

- Quân giặc rút chạy về nước.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288

- Tiếp tục sử dụng kế “vườn không nhà trống”.

- Bố trí trận địa mai phục tại cửa sông Bạch Đằng.

- Thực hiện kế hoả công.

Chiến thắng Bạch Đằng.

Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi

Phần B Bài tập 4

Em hãy đánh giá vai trò của Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông đối với cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

Lời giải chi tiết:

Trả lời: HS phải biết kết hợp thông tin ở cả bài học trước, đặc biệt là lấy dẫn chứng từ những đoạn tư liệu trong bài học để đánh giá công lao của từng nhân vật đối với cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Trần Quốc Tuấn là vị Tổng chỉ huy quân đội trong hai cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba, đã cùng với các vua Trần đưa ra những chủ trương, kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến; là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo Hịch tướng sĩ; là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư,...

Phần B Bài tập 5

Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Chọn bài học lịch sử mà HS cho là quan trọng nhất và giải thích lí do vì sao em lựa chọn bài học đó. Ví dụ, em chọn: Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc (giải thích)


Cùng chủ đề:

Bài 9. Đất nước buổi đầu độc lập (939 - 967) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 10. Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 13. Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A - Ma - Dôn trang 51, 52 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống