Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, những ngọn núi dưới đây có gì đặc biệt?
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 68 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Theo em, những ngọn núi dưới đây có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Em quan sát các ngọn núi trong tranh để tìm ra điều đặc biệt.
Gợi ý: Quan sát cảnh vật kết hợp với hiểu biết của bản thân về đặc điểm cảnh vật đó.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Ngọn núi ở độ cao tạo thành băng tuyết trên đỉnh núi.
- Tranh 2: Hình ảnh ngọn núi được tạo thành từ một miệng núi lửa không còn hoạt động.
- Tranh 3: Ngọn núi ở giữa sông với sương mù vây kín.
Nội dung bài đọc
Bài đọc đã cung cấp thêm nhiều thông tin vô cùng độc đáo và thú vị về một hiện tượng tự nhiên, đó là núi lửa, đặc biệt. |
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 69 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
NHỮNG NGỌN NÚI NÓNG RẪY
Nói đến núi lửa, đa số mọi người nghĩ đến một quả núi hình nón đang bốc lửa nóng rẫy. Nhưng thực tế, núi lửa không phải bao giờ cũng y như vậy. Có quả núi lửa hình nón, có quả lại hình tròn thoai thoải. Một số phun lửa, một số khác chỉ phun khói, khí hoặc các đám mây tro. Một số quả núi lửa nổ với tiếng động kinh hoàng, một số khác chỉ rít lên khe khẽ. Ngoài núi lửa trên mặt đất còn có những quả núi lửa hoạt động ngầm trong nước biển nữa.
Để hiểu núi lửa hình thành ra sao, bạn cần biết Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau, y hệt một củ hành khổng lồ với nhiều lớp áo.
Lớp ngoài cùng của Trái Đất là lớp vỏ rất cứng, chính là nơi mà bạn đang đi đứng nhảy nhót phía trên. Dưới lớp vỏ, có những chỗ đá bị sức nóng nung chảy thành một thứ mác-ma đặc quánh. Thứ mác-ma này giống như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng 700 đến 1 300 độ C. Do nhiều nguyên nhân, dòng mác-ma sôi sùng sục này có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.
Vậy là nếu mặt đất tự nhiên nứt ra và từ kẽ nứt đó trào ra một thứ đá nóng chảy, thì chắc chắn là chúng ta đang thấy một quả núi lửa đấy.
(Theo A-ni-la Ca-nê-ri, Dương Kiều Hoa dịch)
Từ ngữ:
Mác-ma: đá nóng chảy trong lòng đắt.
Những đặc điểm dưới đây của núi lửa được miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Hình dáng: hình nón, hình tròn thoai thoải.
- Hoạt động: phun khói, khí hoặc các đám tro.
- Tiếng động: tiếng động kinh hoàng, rít lên khe khẽ.
- Vị trí: trên mặt đất, hoạt động ngầm trong nước biển.
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 69 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Vì sao Trái Đất được miêu tả y hệt "một củ hành khổng lồ"? Em nghĩ gì về hình ảnh đó?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trái Đất được miêu tả y hệt như một củ hành khổng lồ vì Trái đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau giống một củ hành với nhiều lớp áo.
Hình ảnh này giúp cho việc hiểu về cấu trúc lớp vỏ của Trái Đất trở nên dễ dàng và sinh động hơn.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 69 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Lớp vỏ Trái Đất và mác-ma bên dưới được miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Lớp vỏ Trái Đất được miêu tả là rất cứng và là phần mà con người đứng và nhảy nhót phía trên.
- Mác-ma được miêu tả là đá nóng chảy trong lòng đất, giống như một loại cháo đặc lục bục sôi ở nhiệt độ cao khoảng 700 đến 1300 độ C. Do nhiều nguyên nhân, dòng mác-ma sôi sùng sục này có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 69 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Núi lửa được hình thành ra sao?
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn cuối cùng của đoạn văn thứ ba trong bài đọc để tìm câu trả lời.
“Do nhiều nguyên nhân, dòng mác-ma sôi sùng sục này có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.”
Lời giải chi tiết:
Núi lửa được hình thành khi dòng mác-ma sôi sùng sục từ lòng đất len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành các cột lửa và tạo ra hình dạng của núi lửa.
Bài đọc 5
Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 69 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trao đổi với bạn về các thông tin trong bài đọc theo gợi ý.
- Thông tin em đã biết
- Thông tin em thấy thú vị nhất
- Thông tin mới đối với em
- Thông tin em muốn biết thêm
Phương pháp giải:
Em dựa vào các thông tin trong bài đọc và trả lời theo gợi ý.
Lời giải chi tiết:
- Thông tin em đã biết: Em đã biết về hiện tượng núi lửa và cấu trúc của Trái Đất.
- Thông tin em thấy thú vị nhất: Em thấy thú vị khi biết rằng núi lửa không chỉ có hình dáng như mọi người thường nghĩ, mà còn có nhiều loại hình dạng và hoạt động khác nhau.
- Thông tin mới đối với em: Em mới biết về cách mà mác-ma sôi sục từ lòng đất lên và tạo ra núi lửa.
- Thông tin em muốn biết thêm: Em muốn biết thêm về các biện pháp phòng tránh và ứng phó khi xảy ra các sự cố núi lửa.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 69 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên có thể gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người.
M: độ ng đấ t,...
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân tìm những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên có thể gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên có thể gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người: lốc xoáy, hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, mưa đá, bão,….
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 69 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trong các cặp từ ngữ dưới đây, từ quả và từ lửa nào được dùng với nghĩa gốc, từ quả và từ lửa nào được dùng với nghĩa chuyển?
a. quả núi – quả cam
b. núi lửa – ngọn lửa ước mơ
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ, giải nghĩa và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a.
- Quả núi: nghĩa chuyển
- Quả cam: nghĩa gốc
b.
- Núi lửa: nghĩa gốc
- Ngọn lửa ước mơ: nghĩa chuyển