Bài 16. Hỗn hợp các chất trang 39, 40, 41 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6 — Không quảng cáo

Giải vth khtn 6, soạn vở thực hành khoa học tự nhiên 6 KNTT Chương IV. Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp


Bài 16. Hỗn hợp các chất trang 39, 40, 41 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6

Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi thế nào? Từ đó cho biết tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào thành phần không. Hãy kể một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.

CH tr 39 16.1

Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị nước cam thay đổi thế nào? Từ đó cho biết tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào thành phần không.

Lời giải chi tiết:

Khi pha thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu nước cam nhạt dần, và vị cũng nhạt dần.

Từ đó, ta thấy được tính chất hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần các chất trong hỗn hợp đó.

CH tr 39 16.2

Hãy kể một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.

Lời giải chi tiết:

Chất tinh khiết: nước cất, bạc, vàng, oxygen,...

Hỗn hợp: gang, thép, không khí, nước cam,...

CH tr 39 16.3

Khi hòa tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không?

Lời giải chi tiết:

Khi hòa tan đường vào nước, ta được nước đường. Đường không bị biến đổi thành chất khác.

CH tr 39 16.4

Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có gas là các dung dịch. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó.

Lời giải chi tiết:

Dung môi

Chất tan

Nước muối

Nước

Muối

Giấm ăn

Nước

Giấm

Nước giải khát có gas

Nước

Đường hóa học, cacbondioxyd, hương liệu, chất tạo màu.

CH tr 40 16.5

Em hãy nhận xét về màu sắc, vị của chất rắn thu được và so sánh với muối ăn ban đầu.

Phương pháp giải:

Pha 3 – 5 thìa nhỏ muối ăn vào 20ml nước ấm khuấy đều. Nếm thử vị của dung dịch thu được. Nhỏ vài giọt dung dịch lên thìa inox, hơ trên ngọn lửa cho đến khi nước bay hơi hết. Để nguội, quan sát màu sắc và nếm thử vị của chất rắn thu được trên thìa.

Lời giải chi tiết:

Màu sắc: màu trắng giống muối ăn ban đầu.

Vị: mặn giống muối ăn ban đầu.

CH tr 40 16.6

Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy thì có tạo thành huyền phù không?

Lời giải chi tiết:

Khi hòa muối ăn vào nước, nếu muối không tan hết, bị lắng xuống đáy không tạo thành huyền phù. Vì huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong lòng chất lỏng.

CH tr 40 16.7

Kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em.

Lời giải chi tiết:

Nhũ tương: sữa , hỗn hợp dầu ăn và nước (kh i được khấy trộn),...

Huyền phù: nước phù sa, nước bột màu, nước bùn,...

CH tr 40 16.8

Nước đường và nước bột sắn dây có cùng trong suốt không? Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù?

Lời giải chi tiết:

Nước đường và nước bột sắn dây không cùng trong suốt, nước đường thì trong suốt, tuy nhiên nước sắn dây có màu trắng đục.

Do đó, cốc nước đường là dung dịch, cốc nước sắn dây là huyền phù.

CH tr 40 16.9

Sau 30 phút, ở mỗi cốc có sự thay đổi nào không?

Lời giải chi tiết:

Cốc nước đường không hiện tượng.

Cốc nước sắn dây thấy có bột sắn lắng xuống đáy cốc.

CH tr 40 16.10

Nêu vài ví dụ trong thực tế cho thấy chất rắn, lỏng, khí tan trong nước.

Lời giải chi tiết:

Chất rắn: đường ăn, muối ăn … hòa tan trong nước.

Chất lỏng : rượu, giấm ăn … hòa tan trong nước

Chất khí : khí carbon dioxide trong nước ngọt có gas

CH tr 40 16.11

Trong số các chất đã dùng, chất nào đã tan, chất nào không tan trong nước?

Lời giải chi tiết:

Chất tan trong nước: muối ăn, đường

Chất không tan trong nước: đá vôi

CH tr 40 16.12

Không làm thí nghiệm, hãy dự đoán bột mì, bột gạo có tan trong nước không.

Lời giải chi tiết:

Dự đoán: bột mì và bột gạo không tan trong nước

CH tr 41 16.13

Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng hay nước lạnh? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Để hòa tan được nhiều muối ăn hơn, ta phải pha muối vào nước nóng. Vì các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng.

CH tr 41 16.14

Lấy một cốc trong suốt, không màu (bằng nhựa hoặc thuỷ tinh), cho vào đó nước và dầu bôi trơn (hoặc dầu hoả) với tỉ lệ bằng nhau. Dùng đũa khuấy mạnh trong khoảng 30 giây. Quan sát màu sắc, trạng thái của hỗn hợp trước, trong và sau khi khuấy. Nêu nhận xét và giải thích các hiện tượng quan sát được.

Lời giải chi tiết:

Trước khi khuấy: dầu bôi trơn không tan, nổi nên trên vì dầu nhẹ hơn nước.

Trong khi khuấy: các giọt dầu lơ lửng trong nước nhưng không tan trong nước vì khi khuấy sẽ làm các chất trộn với nhau.

Sau khi khuấy: dầu nổi hết lên trên vì dầu không tan và nhẹ hơn nước.

CH tr 41 16.15

Khói, bụi là những hỗn hợp rất phổ biến trong đời sống làm chúng ta khó thở. Em có biết những cách nào để không khí có khói, bụi trở nên sạch, dễ thở hơn không?

Lời giải chi tiết:

Những cách nào để không khí có khói, bụi trở nên sạch, dễ thở hơn:

Trồng nhiều cây xanh.

Tuyên truyền mọi người hạn chế đi phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô nên đi các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp hoặc đi bộ.

CH tr 41 16.16

Lấy một cốc chịu nhiệt dung tích 250 mL, cho vào cốc 100 mL nước sạch. Đun nóng cốc đến khi nước gần sôi (chừng 80 hoặc 90°C), vừa khuấy vừa thêm muối ăn vào cho đến khi muối còn dư một ít trong cốc thì dừng khuấy và dừng đun. Nhanh chóng gạn phần nước trong sang một chiếc bát sứ. Để nguội bát sứ về nhiệt độ phòng thì thấy ở đáy bát sứ là muối. Hãy giải thích thí nghiệm trên theo cách hiểu của em.

Lời giải chi tiết:

Để nguội bát sứ về nhiệt độ phòng thì thấy ở đáy bát sứ là muối vì khi đun nóng cho thêm muối thì muối sẽ tan được nhiều hơn khi hòa tan ở nhiệt độ phòng. Sau khi để nguội thì, muối sẽ kết tinh lại.

CH tr 41 16.17

Làm thế nào để chứng minh trong nước có khí hoà tan?

Lời giải chi tiết:

Các sinh vật sống trong nước được là nhờ có khí oxygen hòa tan.


Cùng chủ đề:

Bài 11. Oxygen. Không khí trang 27, 28, 29 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Bài 12. Một số vật liệu trang 30, 31, 32 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Bài 13. Một số nguyên liệu trang 33, 34 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Bài 14. Một số nhiên liệu trang 35, 36 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Bài 15. Một số lương thực, thực phẩm trang 36, 37, 38 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Bài 16. Hỗn hợp các chất trang 39, 40, 41 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Bài 17. Tách chất khỏi hỗn hợp trang 42, 43 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Bài 18. Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống trang 44, 45 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào trang 45, 46, 47, 48 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Bài 20. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào trang 48, 49 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Bài 21. Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào trang 50, 51, 52 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6