Bài 16. Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python trang 34, 35 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

SBT Tin 10, giải sbt Tin học 10 Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính


Bài 16. Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python trang 34, 35 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Ngôn ngữ lập trình là gì?

16.1

Ngôn ngữ lập trình là gì?

A. Là ngôn ngữ máy tính.

B. Là ngôn ngữ biểu diễn thuật dưới dạng dễ hiểu.

C. Là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.

D. Là ngôn ngữ dùng để thực hiện các giao tiếp giữa người và máy tính.

Phương pháp giải:

Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình cho máy tính.

Lời giải chi tiết:

Ngôn ngữ lập trình là:

C. Là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.

16.2

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chương trình dịch là phần mềm để dịch các chương trình máy tính sang ngôn ngữ máy.

B. Chương trình dịch là phần mềm để phát hiện lỗi của các chương trình máy tính.

C. Chương trình dịch là phần mềm để phát hiện lỗi và thực hiện các chương trình máy tính do người sử dụng viết ra.

D. Chương trình dịch là phần mềm để dịch các chương trình máy tính viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.

Phương pháp giải:

Chương trình dịch viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao được chương trình dịch chuyển sang ngôn ngữ máy cho máy tính thực hiện

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng:

D. Chương trình dịch là phần mềm để dịch các chương trình máy tính viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.

16.3

Em hãy truy cập Internet để tìm hiểu một số thông tin về Python và trả lời các câu hỏi sau:

a) Người tạo ra phiên bản đầu tiên của ngôn ngữ lập trình Python là người nước nào?

b) Em biết những hệ điều hành nào cho phép sử dụng Python?

c) Năm đầu tiên Python được xếp là một trong mười ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất là năm nào?

d) Em có biết Python được chọn là Ngôn ngữ lập trình của năm vào năm nào không? Hãy liệt kê một vài năm mà em biết.

Phương pháp giải:

Có thể tìm kiếm với từ khoá "ngôn ngữ lập trình Python", vào trang wikipedia là có đầy đủ thông tin liên quan tới các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Tác giả của ngôn ngữ lập trình Python là Guido van Rossum – lập trình viên người Hà Lan. b) Unix, Windows, OS/2, Linux,....

c) 2003.

d) 2007, 2010, 2018, 2020 (Tính tới 2021, Python là ngôn ngữ lập trình duy nhất có 4 lần được công nhận là Ngôn ngữ lập trình của năm).

16.4

Cú pháp các câu lệnh Python rất gần với ngôn ngữ tự nhiên. Dựa vào đặc điểm này em có thể dự đoán chương trình sau thực hiện việc gì không?

a = 5

b = 2

c = a + b

print(c)

Phương pháp giải:

Quan sát cú pháp và dự đoán.

Lời giải chi tiết:

Chương trình thực hiện việc cho a bằng 5, b bằng 2, tính tổng 2 số đó và in kết quả ra màn hình (bằng 7).

16.5

Nếu trong chương trình nêu ở Câu 16.4 em thay lệnh thứ ba là c = a - b thi kết quả thực hiện chương trình sẽ như thế nào?

Phương pháp giải:

Chương trình sau khi thay lệnh trở thành tính hiệu của 2 số a và b

Lời giải chi tiết:

Chương trình tính hiệu của 2 số a và b và in kết quả ra màn hình (bằng 3).

16.6

Kết quả của mỗi lệnh sau là gì? Kết quả đó có kiểu dữ liệu nào?

Phương pháp giải:

- Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.

- Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.

Lời giải chi tiết:

Màn hình sẽ in ra các thông tin sau

a) 2.5 (kiểu số thực).

b) 13.5 (kiểu số thực).

c) Bạn là học sinh lớp 10 (kiểu xâu kí tự).

d) 13 (kiểu số nguyên)

16.7

Em hãy cho biết kết quả thực hiện các câu lệnh sau:

Phương pháp giải:

- Python tự nhận biết kiểu dữ liệu và thực hiện các phép toán ngay trên dòng lệnh

- Lệnh print () có chức năng in dữ liệu ra màn hình

Lời giải chi tiết:

a) In ra màn hình số 10

b) In ra màn hình thông báo sau 2.5*4 = 10

16.8

Em hãy cho biết kết quả thực hiện câu lệnh sau:

Phương pháp giải:

- Python tự nhận biết kiểu dữ liệu và thực hiện các phép toán ngay trên dòng lệnh

- Lệnh print () có chức năng in dữ liệu ra màn hình

Lời giải chi tiết:

Đáp án: 7.4 3.4 + 4 15 Mùa Xuân

16.9

Em hãy viết các lệnh in ra màn hình thông tin như sau:

a) 1 × 3 × 5 × 7 = 105.

b) Bạn Hoa năm nay 16 tuổi.

Phương pháp giải:

- Python tự nhận biết kiểu dữ liệu và thực hiện các phép toán ngay trên dòng lệnh

- Lệnh print () có chức năng in dữ liệu ra màn hình

Lời giải chi tiết:

a) print("1 x 3 x 5 x 7 =". 3*5*7).

b) print("Bạn Hoa nam nay 16 tuổi").

16.10

Viết chương trình in ra bảng nhân 7 với các số tự nhiên nhỏ hơn 10

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học để viết chương trình

Lời giải chi tiết:

Chương trình có thể viết như sau:

print("Bảng nhân 7 với các số nhỏ hơn 10")

print("7x1=", 7*1)

print("7x2=", 7*2)

print("7x3=", 7*3)

print("7x4=", 7*4)

print("7x5=", 7*5)

print("7x6=", 7*6)

print("7x7=", 7*7)

print("7x8=", 7*8)

print("7x9=", 7*9)


Cùng chủ đề:

Bài 11. Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền trang 24, 25 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 12. Phần mềm thiết kế đồ họa trang 27, 28 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 13. Bổ sung các đối tượng đồ họa trang 29, 30 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản trang 31, 32 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 15. Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ trang 33 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 16. Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python trang 34, 35 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 17. Biến và lệnh gán trang 36, 37 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 18. Các lệnh vào ra đơn giản trang 38, 39 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 19. Câu lệnh điều kiện if trang 39, 40 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 20. Câu lệnh lặp for trang 41, 42 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 21. Câu lệnh lặp while trang 43, 44 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống