Bài 19: Luyện tập sử dụng từ điển trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 kết nối tri thức, tập đọc lớp 5 Tuần 11. Trên con đường học tập


Bài 19: Luyện tập sử dụng từ điển trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức

Sử dụng từ điển tiếng Việt để tra cứu nghĩa của các từ chăm chỉ và kiên trì.

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 100 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Sử dụng từ điển tiếng Việt để tra cứu nghĩa của các từ chăm chỉ kiên trì.

Phương pháp giải:

Em tiến hành sử dụng từ điển để tra cứu nghĩa của từ.

Lời giải chi tiết:

- Chăm chỉ (tt): chăm (nói khái quát). học hành chăm chỉ.

- Kiên trì (tt): không thay đổi ý định, ý chí để làm việc gì đó đến cùng, mặc dù gặp khó khăn, trở lực. thử thách lòng kiên trì.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 100 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đọc tên các cuốn từ điển dưới đây và trả lời câu hỏi.

a. Từ điển nào giúp em tìm được những từ đồng nghĩa với từ chăm chỉ, kiên trì ?

b. Em sử dụng từ điển nào để tìm hiểu nghĩa của thành ngữ học một biết mười hoặc thành ngữ mắt thấy tai nghe ?

Phương pháp giải:

Em đọc tên các cuốn sách, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt giúp em tìm được những từ đồng nghĩa với từ chăm chỉ, kiên trì.

b. Em sử dụng từ điển thành ngữ và tục ngữ để tìm hiểu nghĩa của thành ngữ học một biết mười hoặc thành ngữ mắt thấy tai nghe.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 100 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Tìm nghĩa của thành ngữ mắt thấy tai nghe dựa vào mẫu dưới đây:

M: Tìm nghĩa của thành ngữ học một biết mười.

Bước 1: Chọn từ điển thành ngữ.

Bước 2: Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ H.

Bước 3: Tìm thành ngữ học một biết mười.

- Tìm tiếng học.

- Tìm thành ngữ học một biết mười.

Bước 4: Đọc nghĩa của thành ngữ học một biết mười.

Lưu ý: Đọc bảng chữ viết tắt để biết quy ước chữ viết tắt trong từ điển (Vd: ví dụ, Gngh: gần nghĩa,...).

Học một biết mười: thông minh (sáng dạ), từ điều học được, suy rộng ra biết nhiều hơn. Vd: Ngay từ nhỏ, Lê Quý Đôn đã lanh lợi, học một biết mười. Gngh: học đâu hiểu đó.

Phương pháp giải:

Em tiến hành tìm nghĩa của thành ngữ mắt thấy tai nghe dựa vào mẫu.

Lời giải chi tiết:

Mắt thấy tai nghe: trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy (hàm ý hoàn toàn chính xác). Ví dụ: chuyện mắt thấy tai nghe hẳn hoi.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 100 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Nêu tên một số từ điển mà em biết.

G:

- Từ điển Anh – Việt

- Từ điển bằng tranh – Thế giới động vật

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức của bản thân về các từ điển và gợi ý để nêu tên một số từ điển mà em biết.

Lời giải chi tiết:

Một số từ điển mà em biết:

- Từ điển Tiếng Việt.

- Từ điển Việt – Anh

- Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt.

- Từ điển thành ngữ và tục ngữ.

- ….


Cùng chủ đề:

Bài 18: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách 86 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Bài 18: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng trang 95 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Bài 18: Đọc mở rộng trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Bài 18: Đọc mở rộng trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Bài 19: Luyện tập sử dụng từ điển trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Bài 19: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Bài 19: Trải nghiệm để sáng tạo trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Bài 19: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách trang 101 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Bài 19: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 1) trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
Bài 20: Cuốn sách tôi yêu trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức