Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 - SBT Lịch sử và Địa lí Chân trời sáng tạo Chương 1. Tây Âu từ thế kỉ V đến thế kỉ XVI


Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Nối các dữ liệu ở cột bên trái với dữ liệu ở cột bên phải cho phù hợp.

1

Nối các dữ liệu ở cột bên trái với dữ liệu ở cột bên phải cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

2

Hãy tìm những chi tiết phản ánh sự can đảm, mạo hiểm của những nhà phát kiến địa lí trong đoạn tư liệu dưới đây:

“Thuyền lênh đênh trên Thái Bình Dương ròng rã 3 tháng rưỡi dưới cái nóng của vùng xích đạo. Nhật kí thuỷ thủ đoàn đã mô tả: chúng tôi chỉ ăn bánh quy cũ đã bị biến thành bột, đầy cặn bẩn và bốc mùi hôi thối do lũ chuột làm rơi vãi khi gặm nhấm. Chúng tôi uống nước có màu vàng và hôi thối, ăn cả da bò lót thuyền bằng cách ngâm chúng xuống nước biển cho bớt mùi hôi, rồi nướng lên giống như ăn mùn cưa của gỗ. Đặc sản là những con chuột khoảng nửa lạng nhưng rồi cũng chẳng còn con chuột nào nữa,"

(Pi-ga-phét-ta, An-tô-ni-ô (Pigafetta, Antonio); Hen-ri Ét-uốt Giòn Xtan-li (Henry Edwars John Stanley), Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới, Hội Hác-luật (The Hakluyt Society), Luân Đôn (London), 1874, trang 64)

Lời giải chi tiết:

- Chi tiết phản ánh sự can đảm, mạo hiểm của những nhà phát kiến địa lí:

+ Thuyền lênh đênh trên Thái Bình Dương suốt 3 tháng.

+ Đoàn thám hiểm rơi vào tình trạng thiếu lương thực và nước uống một cách nghiêm trọng, để duy trì sự sống, họ buộc phải ăn và uống những thứ kém chất lượng, như: bánh bíc quy bị ẩm mốc; chuột; ăn da bò lót thuyền, uống nước có màu vàng và hôi thối, ăn cả da bò lót thuyền bằng cách ngâm chúng xuống nước biển cho bớt mùi hôi, rồi nướng lên giống như ăn mùn cưa của gỗ.

3

Hằng năm, tại Mỹ vẫn tổ chức lễ kỉ niệm “Ngày Cô-lôm-bô” (ngày 12 – 10) để ăn mừng ngày khám phá ra châu Mỹ. Tuy nhiên, ở nhiều thành phố của Mỹ, chính quyền không tổ chức ăn mừng như truyền thống mà thay vào đó là tôn vinh những thổ dân bản địa. Nếu là một công dân Mỹ, em chọn cách kỉ niệm nào? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

- Nếu là một công dân Mỹ, em chọn cách: tôn vinh những thổ dân bản địa. Vì:

+ Thổ dân bản địa là những cư dân đầu tiên sinh sống và khai phá các vùng đất ở châu Mỹ.

+ Mặt khác, sau cuộc phát kiến của Cô-lôm-bô, làn sóng di dân từ châu Âu sang châu Mỹ diễn ra mạnh mẽ, khiến cho đời sống của người bản địa gặp nhiều khó khăn, ví dụ như: địa bàn cư trú bị thu hẹp, nhiều thổ dân đã bị chết bởi bệnh sởi và đậu mùa….

4 Bài tập 1

Các cuộc phát kiến địa lí diễn ra trong khoảng thời gian

A. thế kỉ XII – thế kỉ XIII.

B. the ki XIII - the ki XIV.

C. thế kỉ XIV – thế kỉ XV.

D. thế kỉ XV – thế kỉ XVI.

Lời giải chi tiết:

Trả lời: Chọn D

4 Bài tập 2

Mũi Bão Tổ là tên gọi được đặt bởi nhà hàng hải

A. C. Cô-lôm-bô.

B. V. Ga-ma.

C. B. Đi-a-xo.

D. Ma-gien-lăng.

Lời giải chi tiết:

Trả lời: Chọn C


Cùng chủ đề:

Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
Bài 4. Văn hóa Phục hưng SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
Bài 6. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á trang 31, 32, 33 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo