Bài 2: Câu chuyện của rễ trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Quan sát cây trong tranh. Cây có những bộ phận nào. Bộ phận nào của cây khó nhìn thấy? Vì sao. Đọc. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau. Nhờ có rễ mà hoa, quả, lá như thế nào. Cây sẽ thế nào nếu không có rễ. Những từ ngữ nào thể hiện sự đáng quý của rễ. Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối. Nói về một đức tính em cho là đáng quý.
Câu 1
Quan sát cây trong tranh
a. Cây có những bộ phận nào?
b. Bộ phận nào của cây khó nhìn thấy? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Cây có những bộ phận là: rễ, thân, lá, hoa, quả.
b. Bọ phận của cây khó nhìn thấy là rễ cây. Vì rễ cây nằm ở trong lòng đất.
Câu 2
Đọc
Câu chuyện của rễ
Hoa nở trên cành Khoe muôn sắc thắm Giữa vòm lá xanh Tỏa hương trong nắng. Để hoa nở đẹp Để quả trĩu cành Để lá biếc xanh Rễ chìm trong đất… |
Nếu không có rễ Cây chẳng đâm chồi Chẳng ra trái ngọt Chẳng nở hoa tươi. Rễ chẳng nhiều lời Âm thầm, nhỏ bé Làm đẹp cho đời Khiêm nhường, lặng lẽ. (Phương Dung) |
Từ ngữ: sắc thầm, trĩu, chồi, khiêm nhường
Câu 3
Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau
Phương pháp giải:
Em đọc bài thơ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- cành, xanh
- lời, đời
- bé, lẽ
Câu 4
Trả lời câu hỏi
a. Nhờ có rễ mà hoa, quả, lá như thế nào?
b. Cây sẽ thế nào nếu không có rễ?
c. Những từ ngữ nào thể hiện sự đáng quý của rễ?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Nhờ có rễ mà hoa nở đẹp, quả trĩu cành, lá biếc xanh.
b. Nếu không có rễ cây chẳng đâm chồi, không ra trái, không nở hoa.
c. Những từ ngữ thể hiện sự đáng quý của rễ là: Âm thầm, nhỏ bé, khiêm nhường, lặng lẽ.
Câu 5
Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối
Lời giải chi tiết:
Em chủ động học thuộc lòng hai khổ thơ cuối.
Câu 6
Nói về một đức tính em cho là đáng quý
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Một đức tính mà em cảm thấy đáng quý là: khiêm tốn.