Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu Địa lí 7 Cánh Diều
1. Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu. 2. Đặc điểm di cư ở châu Âu. 3. Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu. 4. Một số quốc gia ở châu Âu có tỉ lệ dân thành thị từ 80% trở lên. 5. Thu thập thông tin về một trong các đô thị của châu Âu, ví dụ như: Mat-xcơ-va, Pa-ri, Luân-đôn.
? trang 93
Trả lời câu hỏi 1 trang 93 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát bảng 2.1, hình 2.1, hãy trình bày đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu.
Bảng 2.1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Âu năm 1990 và năm 2019
(Đơn vị: %)
Nhóm tuổi Năm |
0 – 14 tuổi |
15 – 64 tuổi |
Từ 65 tuổi trở lên |
1990 |
20,5 |
66,9 |
12,6 |
2019 |
16,1 |
65,3 |
18,6 |
- Đọc thông tin mục 1.1 (đặc điểm dân cư) kết hợp quan sát bảng 2.1, hình 2.1.
- Trình bày đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu theo nhóm tuổi, giới tính và trình độ học vấn.
Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu:
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Châu Âu có cơ cấu dân số già.
+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm. Năm 2019, tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm 16,1% (giảm 4,4% so với năm 1990).
+ Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng. Năm 2019, tỉ lệ dân số trên 65 tuổi chiếm 18,6% (tăng 6,0% so với năm 1990).
- Cơ cấu dân số theo giới tính: Tỉ số giới nữ nhiều hơn nam giới. Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 93,4 nam.
- Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn (cao): Năm 2019, châu Âu có tỷ lệ nhập học các cấp trên 83% trong tổng số dân, số năm đến trường cao.
Trả lời câu hỏi 2 trang 93 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin, hãy nêu đặc điểm di cư ở châu Âu.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (đặc điểm di cư).
Giải chi tiết:
Đặc điểm di cư ở châu Âu:
- Từ giữa thế kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận số lượng người di cư quốc tế lớn nhất thế giới.
- Năm 2019, có 82 triệu người từ các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ,…nhập cư vào châu Âu.
- Nhập cư đã bổ sung cho châu Âu một lượng lao động lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
- Tuy nhiên, điều này cũng gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, hệ thống phúc lợi và sự ổn định của các quốc gia.
? trang 94
Trả lời câu hỏi trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 2.2, hãy trình bày đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2.2. (đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu) và quan sát hình 2.2.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
- Đô thị hóa diễn ra sớm:
+ Những đô thị đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào thời kì cổ đại, phát triển trong thời kì trung đại.
+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XVIII gắn liền với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
+ Nhiều đô thị ở châu Âu kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội thế giới như: Luân-đôn, Pa-ri,…
- Mức độ đô thị hóa cao:
+ Năm 2019, châu Âu có tỷ lệ dân thành thị là 74,3% trong tổng số dân, với hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.
+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao: Bỉ, Hà Lan, Ai-xơ-len, Lúc-xăm-bua, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển.
- Đô thị hóa đang mở rộng:
+ Điều kiện sống của người dân giữa các thành phố không có khoảng cách lớn.
+ Dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.
=> Mô hình đô thị làng quê đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy kể tên một số quốc gia ở châu Âu có tỉ lệ dân thành thị từ 80% trở lên.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 2.2, những quốc gia châu Âu có tỉ lệ dân thành thị từ 80% trở lên được thể hiện bằng màu nền cam đậm.
Lời giải chi tiết:
Một số quốc gia ở châu Âu có tỉ lệ dân thành thị từ 80% trở lên: Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Ai-xơ-len.
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy thu thập thông tin về một trong các đô thị của châu Âu, ví dụ như: Mat-xcơ-va, Pa-ri, Luân-đôn.
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết của bản thân kết hợp thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, sách, Internet,…
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Một số thông tin về đô thị Pa-ri.
Dân số Pa-ri năm 2018 là 2,2 triệu người, mật độ 21 nghìn người/km², thuộc hàng cao nhất trong các thủ đô châu Âu.
Nổi tiếng với tên gọi Kinh đô ánh sáng, Paris là một trung tâm văn hóa lớn của thế giới và cũng là một trong những thành phố du lịch thu hút nhất, mỗi năm có đến 30 triệu khách nước ngoài.
Thành phố còn được xem như kinh đô của thời trang cao cấp với nhiều khu phố xa xỉ cùng các trung tâm thương mại lớn.
Là nơi đặt trụ sở chính của các tổ chức quốc tế như OECD, UNESCO… cộng với những hoạt động đa dạng về tài chính, kinh doanh, chính trị và du lịch đã khiến Pa-ri trở thành một trong những trung tâm trung chuyển lớn nhất trên thế giới và được coi như một trong bốn “thành phố toàn cầu” cùng với New York, Luân Đôn và Tokyo.