Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng” — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, soạn bài tập đọc 3 tất cả các bài , tổng hợp văn mẫu hay nhất 150 bài văn hay lớp 3


Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”

Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng, trống, loa, kèn inh ỏi, vậy mà chàng trai vẫn mải mê đan sọt

Đề bài

Nghe và kể lại câu chuyện “ Chàng trai làng Phù Ủng ”.

Lời giải chi tiết

Chàng trai làng Phù Ủng

Sáng sớm, bên vệ đường làng Phù Ủng có một chàng trai ngồi đan sọt. Chàng đang đăm chiêu suy nghĩ về việc nước nên không hề hay biết những cảnh vật xung quanh mình. Giữa lúc ấy, đoàn quân của Trần Hưng Đạo đi ngang qua. Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng trống, loa kèn inh ỏi, vậy mà chàng trai vẫn không hề hay biết gì. Quân lính mở đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy, chàng trai cũng không biết. Đến lúc kiệu của Trần Hưng Đạo đi qua, chàng trai mới sực tỉnh, vội đứng dậy vái chào. Trần Hưng Đạo hỏi:

- Nhà ngươi bị giáo đâm như thế mà không biết sao ?

Chàng trai đáp:

- Tôi đang mải nghĩ về mấy câu trong cuốn “Binh thư” nên không để ý. Xin Đại vương lượng thứ cho.

Sau khi hỏi tên tuổi và một số câu trong phép dùng binh, được chàng trai trả lời rành rọt lưu loát, Hưng Đạo rất cảm mến, nên ông cho đi theo về kinh đô. Về sau, Phạm Ngũ Lão trở thành một tướng tài và lập được nhiều công lớn trong việc chống giặc Nguyên Mông, bảo vệ biên cương đất Việt.


Cùng chủ đề:

Bài 2 - Kể về người hàng xóm em quý mến và viết những điều em vừa kể thành đoạn văn ngắn
Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện " Kéo cây lúa lên"
Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi"
Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện "Giấu cày"
Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện "Nâng niu từng hạt giống"
Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”
Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện “Không nỡ nhìn”
Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu!”
Bài 2 - Nghe và kể lại câu chuyện “Tôi cũng như bác”
Bài 2 - Quan sát các bức tranh ở SGK và cho biết những người tri thức trong tranh là ai, họ đang làm việc gì?
Bài 2 - Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”