Bài 2: Những đám mây ngũ sắc trang 58, 59 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 3 Tuần 25: Thiên nhiên kì thú


Bài 2: Những đám mây ngũ sắc trang 58, 59 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ về màu sắc của mây trời theo gợi ý. Những đám mây ngũ sắc xuất hiện thời gian nào. Ở đâu. Tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc. Nhờ đâu mà những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời. Vì sao ở mọi thời khắc trong ngày, bầu trời trên biển đảo Trường Sa luôn sinh động. Đặt một tên khác cho bài đọc. Tưởng tượng đặt tên cho đám mây em thích. Chia sẻ về tên em đặt ở bài tập 2.

Nội dung

Miêu tả màu sắc tuyệt đẹp của những đám mây ở Trường Sa.

Phần I

Chia sẻ về màu sắc của mây trời theo gợi ý:

Phương pháp giải:

- Ngày nắng mây trời có màu gì?

- Ngày mưa mây trời có màu gì?

- Ngày râm mát mây trời có màu gì?

Lời giải chi tiết:

Ngày nắng: mây trên bầu trời trôi bồng bềnh, nắng lên cao mây óng vàng một màu nổi bật.

Ngày mưa: mây đổi một màu đen xám xịt, u ám.

Ngày râm mát: mây màu trắng trong, trôi lững lờ.

Phần II

Đọc và trả lời câu hỏi

Những đám mây ngũ sắc

Ở Trường Sa, nếu biển mang nhiều sắc màu kì thú thì bầu trời cũng không kém phần hấp dẫn. Đặc biệt, có những hôm, trong ráng chiều đỏ ối phản chiếu xuống mặt biển còn xuất hiện những đám mây ngũ sắc. Chúng có sức hấp dẫn khiến người ta nhìn hàng giờ không chán.

Thời điểm hoàng hôn có những đám mây được nhuộm sắc xà cừ óng ánh điệu đà. Có những đám mây quay quanh mặt trời và tạo ra lỗ hổng để lọt ánh nắng xuống nhìn như một cái "giếng trời" giữa thiên nhiên. Lại có những đám mây màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét trên nền trời.

Những đám mây kì ảo ở Trường Sa luôn thay đổi hình dáng, màu sắc, khiến cho bầu trời trở nên sinh động ở mọi thời khắc.

Nguyễn Xuân Thuỷ

(:)

• Kì thú: có tác dụng gây hứng thú đặc biệt.

• Ráng: đám mây màu vàng đỏ hoặc vàng sẫm do ánh sáng mặt trời chiếu hắt vào.

• Sắc xà cừ: màu sắc óng ánh giống màu bên trong của vỏ con trai.

• Kì ảo: có vẻ đẹp kì lạ, tưởng như chỉ có trong tưởng tượng, không có thật.

Câu 1

Những đám mây ngũ sắc xuất hiện thời gian nào? Ở đâu?

Phương pháp giải:

Em đọc thông tin đoạn văn đầu tiên để biết những đám mây ngũ sắc xuất hiện thời gian nào, ở đâu.

Lời giải chi tiết:

Những đám mây ngũ sắc xuất hiện lúc hoàng hôn ở Trường Sa.

Câu 2

Tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc.

Phương pháp giải:

Em đọc thông tin đoạn văn thứ hai để tìm các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc.

Lời giải chi tiết:

Các từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của mây ngũ sắc: óng ónh điệu đà, màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh, nổi bật và sắc nét.

Câu 3

Nhờ đâu mà những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung đoạn văn thứ hai để biết nhờ đâu mà những đám mây ngũ sắc nổi bật và sắc nét trên bầu trời.

Lời giải chi tiết:

Nhờ những đám mây màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét trên nền trời.

Câu 4

Vì sao ở mọi thời khắc trong ngày, bầu trời trên biển đảo Trường Sa luôn sinh động?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn cuối để biết người viết vì sao ở mọi thời khắc trong ngày, bầu trời trên biển đảo Trường Sa luôn sinh động

Lời giải chi tiết:

Ở mọi thời khắc trong ngày, bầu trời trên biển đảo Trường Sa luôn sinh động vì:

Những đám mây kì ảo ở Trường Sa luôn thay đổi hình dáng, màu sắc, khiến cho bầu trời trở nên sinh động ở mọi thời khắc.

Câu 5

Đặt một tên khác cho bài đọc.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của riêng mình.

Lời giải chi tiết:

Mây Trường Sa

Hoàng hôm trên quần đảo Trường Sa

Những sắc màu kì thú.

Điều hấp dẫn trên bầu trời Trường Sa.

Câu 6

Tưởng tượng đặt tên cho đám mây em thích.

Phương pháp giải:

Em hãy tưởng tượng những đám mấy trên bầu trời, chọn một đám mây em thích và đặt tên cho nó.

Lời giải chi tiết:

Hình 1: Mây ngựa trắng

Hình 2: Mây yêu thương

Hình 3: Đám mây rong chơi

Câu 7

Chia sẻ về tên em đặt ở bài tập 2.

Phương pháp giải:

Em chia sẻ về tên em đặt cho đám mây ở bài tập 2 theo gợi ý:

- Vì sao em đặt mây có tên ấy?

- Tên ấy có điều gì thú vị hay có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Em đặt tên đám mây ở bức tranh thứ ba là Đám mây rong chơi vì em thấy đám mây đang lững lờ trôi trên bầu trời xanh giống như một đứa trẻ đang rong chơi. Đấm mây làm em có cảm giác nó thật tự do và trong sáng.


Cùng chủ đề:

Bài 2: Lắng nghe những ước mơ trang 13, 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 2: Luyện tập nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 2: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 111 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 2: Luyện tập điền thông tin vào tờ khai in sẵn trang 59 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 2: Một điểm đến thú vị trang 96 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 2: Những đám mây ngũ sắc trang 58, 59 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 2: Nói chuyện qua điện thoại với cách mở đầu và kết thúc phù hợp trang 83 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 2: Nói chuyện qua điện thoại để hỏi thăm sức khỏe và chia sẻ một điều thú vị trang 97 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 2: Nói và nghe trang 60 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 2: Nói về một người bạn dựa vào gợi ý trang 108 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 2: Nói về một nhân vật em thích dựa vào gợi ý trang 15 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo