Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống SBT Lịch sử 10 Cánh Diều
Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là
Câu 1
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 7 SBT Lịch sử 10
Câu 1. Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là
A, Tri thức lịch sử.
B, Hiện thực lịch sử.
C, Tiến trình lịch sử.
D, Phương pháp lịch sử.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 2 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Dựa vào kiến thức đã được học, ta biết những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là “ tri thức lịch sử”
Chọn A
Câu 2
Trả lời câu hỏi câu 2 trang 7 SBT Lịch sử 10
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống?
A, Nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng.
B, Đúc kết và vận dụng thành công bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
C, Đúc kết bài học kinh nghiệm, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
D, Từ đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ sẽ dự báo chính xác tương lai.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 2 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của tri thức lịch sử là giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại, Giúp con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
Chọn D
Câu 3
Trả lời câu hỏi câu 3 trang 7 SBT Lịch sử 10
Câu 3. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử
A, Liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.
B, Chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.
C, Rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
D, Giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 2 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Phải học tập Lịch sử suốt đời vì tri thức Lịch sử rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
Chọn C
Câu 4
Trả lời câu hỏi câu 4 trang 7 SBT Lịch sử 10
Câu 4. Thu thập sử liệu được hiểu là
A, Quá trình tập hợp, tìm kiếm tài liệu tham khảo về đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
B, Quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
C, Một khâu của quá trình thẩm định sử liệu.
D, Công đoạn cuối cùng của nghiên cứu lịch sử.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 2 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Thu thập sử liệu là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập và nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
Chọn B
Câu 5
Trả lời câu hỏi câu 5 trang 7 SBT Lịch sử 10
Câu 5. Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc
A, Phân loại các nguồn sử liệu.
B, Lập thư mục các nguồn sử liệu.
C, Sưu tầm đọc và ghi chép thông tin sử liệu.
D, Xử lí thông tin và sử liệu.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 2 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình xử lý thông tin và sử liệu
Chọn D
Câu 6
Trả lời câu hỏi câu 6 trang 7 SBT Lịch sử 10
Câu 6. Để làm giàu tri thức lịch sử, việc thu thập, xử lí thông tin và sử liệu cần tiến hành theo quy trình nào sau đây?
A, Lập thư mục → Sưu tầm sử liệu → Chọn lọc, phân loại sử liệu → Xác minh, đánh giá sử liệu.
B, Xác minh, đánh giá sử liệu → Lập thư mục → Chọn lọc, phân loại sử liệu → Sưu tầm sử liệu.
C, Chọn lọc, phân loại sử liệu → Sưu tầm sử liệu → Xác minh, đánh giá sử liệu → Lập thư mục.
D, Sưu tầm sử liệu → Chọn lọc, phân loại sử liệu → Xác minh, đánh giá sử liệu → Lập thư mục.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 2 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu bao gồm:
1, Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.
2, Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3, Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.
4, Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh
Chọn A
Câu 7
Trả lời câu hỏi câu 7 trang 8 SBT Lịch sử 10
Câu 7. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là
A, Sử dụng tri thức lịch sử để điều chỉnh hiện tại, định hướng tương lai.
B, Sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
C, Tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại thông qua các hình thức như triển lãm, bảo tàng,...
D, Áp dụng tri thức, kinh nghiệm lịch sử để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 2 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Sử dụng tri thức lịch sử, thông qua tri thức lịch sử giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.
Chọn B
Câu 8
Trả lời câu hỏi câu 8 trang 8 SBT Lịch sử 10
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 2 – SGK Lịch Sử 10
Hiểu biết về các nhân vật ở cột A
Lời giải chi tiết:
Từ hiểu biết của bản thân và kiến thức có được, ta có thể ghép các nhân vật ở cột A đúng với các câu nói ở cột B như sau:
1 - B; 2 - D; 3 - E; 4 - C; 5 - A.
Câu 9
Trả lời câu hỏi câu 9 trang 8 SBT Lịch sử 10
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 2 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức đã được học trong bài 2 – SGK Lịch sử 10 và hiểu biết của bản thân, ta có thể điền vào chỗ trống những từ lần lượt như sau:
1, Cội nguồn
2, Bản sắc
3, Cá nhân
4, Cộng đồng
5, Lịch sử
6, Văn hoá
Câu 10
Trả lời câu hỏi câu 10 trang 9 SBT Lịch sử 10
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 2 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Suốt hành trình lịch sử đã chứng minh cho tinh thần đoàn kết của dân tộc. Nhờ đó, nhân dân ta đã dành thắng lợi trước các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương bắc và công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước ( thế kỷ XX)
Tình trạng không đoàn kết của nhân dân đã dẫn đến sự thất bại nghiêm trọng là đất nước ta đã rơi vào tay giặc Minh ( đầu thế kỷ XV)