Bài 20: Các châu lục và đại dương trên thế giới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 5, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều


Bài 20: Các châu lục và đại dương trên thế giới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết trên thế giới có bao nhiêu châu lục và đại dương. Nêu tên các châu lục và đại dương đó. Quan sát hình 1, em hãy: - Xác định vị trí địa lý của các châu lục trên lược đồ. - Cho biết mỗi châu lục tiếp giáp với châu lục và đại dương nào

Khởi động

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết trên thế giới có bao nhiêu châu lục và đại dương. Nêu tên các châu lục và đại dương đó.

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra được tên châu lục và đại dương trên thế giới

Lời giải chi tiết:

- Có sáu châu lục trên thế giới là: châu Âu, châu Á; châu Nam Cực, châu Đại Dương; châu Mỹ, châu Phi.

- Trên thế giới có 5 đại dương, trong đó, Thái Bình Dương là lớn nhất và sâu nhất, thứ hai về diện tích và độ sâu là Đại Tây Dương, tiếp theo là Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương còn nhỏ và nông nhất là Bắc Băng Dương.

Khám phá 1

Quan sát hình 1, em hãy:

- Xác định vị trí địa lý của các châu lục trên lược đồ.

- Cho biết mỗi châu lục tiếp giáp với châu lục và đại dương nào

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lí các châu lục (SGK trang 93)

- Chỉ ra được vị trí địa lý của các châu lục trên lược đồ

Lời giải chi tiết:

- Châu Âu và phần lớn châu Á nằm ở bán cầu Bắc; châu Nam Cực và phần lớn châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam; châu Mỹ, châu Phi nằm ở cả bán cầu Bắc và bản cầu Nam.

Tên châu lục

Tiếp giáp với châu lục

Tiếp giáp với đại dương

Châu Âu

Châu Á

Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương

Châu Á

Châu Âu và châu Phi

Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương ở phía Nam

Châu Nam Cực

Ấn Độ Dương, Đại tây Dương, Thái Bình Dương

Châu Phi

Châu Á

Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Châu Mỹ

Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.

Châu Đại dương

Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

Khám phá 2

- Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của châu Á.

- Chỉ trên quả địa cầu dây núi Hi-ma-lay-a (Himalaya); sơn nguyên Tây Tạng; các đồng bằng Tây Xi-bia (Siberia), Ấn – Hằng.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm tự nhiên các châu lục- Châu Á (SGK trang 94)

- Chỉ ra được một số đặc điểm tự nhiên của châu Á

Lời giải chi tiết:

- Đặc điểm tự nhiên của châu Á:

+ Châu Á có diện tích là núi và cao nguyên, trong đó có dây núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ với đỉnh Ê-vơ-rét (Everest) cao nhất thế giới (8 848 m); nhiều đồng bằng rộng lớn.

+ Đây là châu lục có đủ các đới khí hậu trên Trái Đất: đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh.

+ Châu Á có nhiều sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công....

+ Thảm thực vật đa dạng như: rừng lá kim, thảo nguyên, rừng nhiệt đới ẩm.....

Khám phá 3

- Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của châu Âu.

- Chỉ trên quả địa cầu dãy núi U-ran (Ural), An-pơ (Alps); các đồng bằng Đông Âu, Bắc Âu.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm tự nhiên các châu lục- Châu Âu (SGK trang 95)

- Chỉ ra được một số đặc điểm tự nhiên của châu Âu

Lời giải chi tiết:

- Châu Âu có địa hình đồng bằng là chủ yếu, chiếm diện tích lãnh thổ.

+ Phần lớn các dãy núi ở châu Âu có độ cao trung bình và thấp. An-po là dãy núi cao, đồ sộ nhất châu lục.

+ Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn hoà với bốn mùa rõ rệt.

+  Đây là châu lục có nhiều sông nhưng ít sông lớn.

+ Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá kim và rừng là rộng

Khám phá 4

- Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của châu Phi.

- Chỉ trên quả địa cầu hai sơn nguyên lớn ở châu Phi là Ê-ti-ô-pi-a (Ethiopia) và Đông Phi.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm tự nhiên các châu lục- Châu Phi (SGK trang 95)

- Chỉ ra được một số đặc điểm tự nhiên của châu Phi

Lời giải chi tiết:

- Địa hình châu Phi tương đối cao. Toàn bộ châu lục như một cao nguyên khổng lồ, trên đó có các bồn địa lớn.

- Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Châu lục này có ít sông, nhưng có sông Nin (Nile) dài nổi tiếng thế giới.

- Hoang mạc và xa-van là những cảnh quan thiên nhiên phổ biến ở châu Phi. Xa-ha-ra (Sahara) là hoang mạc lớn nhất thế giới.

Khám phá 5

- Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của châu Mỹ.

- Chỉ trên quả địa cầu hệ thống núi Cooc-đi-e (Cordillera) và dãy An-đét (Andes); đồng bằng Trung Tâm và đồng bằng A-ma-dôn (Amazon)

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm tự nhiên các châu lục- Châu Mỹ (SGK trang 95)

- Chỉ ra được một số đặc điểm tự nhiên của châu Mỹ.

Lời giải chi tiết:

- Châu Mỹ có ba khu vực địa hình rõ rệt: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên

- Trong đó có hệ thống núi Cooc-đi-e và dây An-đét cao, đồ sộ trên thế giới.

- Đồng bằng A-ma-dồn là đồng bằng rộng và bằng phẳng nhất thế giới.

- Châu Mỹ có đủ các đới khí hậu.

- Mạng lưới sông, hồ ở đây khá phát triển.

- Hai hệ thống sông Mi-xi-xi-pi (Mississippi) và A-ma-dôn lớn bậc nhất thế giới. - Đây là châu lục có nhiều cảnh thiên nhiên khác nhau. Trong đó, nổi bật là rừng nhiệt đới A-ma-dôn lớn nhất thế giới.

Khám phá 6

- Đọc thông tin và quan sát hình 6, em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương.

- Chỉ trên quả địa cầu dây Trường Sơn Ô-xtrây-li-a (Australia)

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm tự nhiên các châu lục- Châu Đại Dương (SGK trang 96)

- Chỉ ra được một số đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương.

Lời giải chi tiết:

- Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo, quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.

- Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm ba khu vực địa hình chính: núi, cao nguyên, vùng đất thấp và có khí hậu khô hạn là chủ yếu.

-  Châu lục này có ít sông, hồ. Phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc và xa-van. Sinh vật có nhiều loài độc đáo như: thú có túi, thú mỏ vịt, đà điểu,...

- Phần lớn các đảo, quần đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ

Khám phá 7

Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm tự nhiên các châu lục- Châu Nam Cực (SGK trang 96)

- Chỉ ra một số đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực

Lời giải chi tiết:

- Châu Nam Cực nằm chủ yếu ở trong vòng cực Nam.

- Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Đây là châu lục lạnh nhất thế giới, quanh năm nhiệt độ dưới 0 °C.

- Thực vật ở châu lục này rất nghèo nàn, chỉ có rêu và địa y mọc ở các ốc đảo vào mùa hạ. Động vật tiêu biểu nhất nơi đây là chim cánh cụt.

Khám phá 8

Hãy chia sẻ thông tin và hình ảnh về đặc điểm tự nhiên nổi bật nhất của một châu lục mà em đã tìm hiểu

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 3. Vị trí địa lí và một số đặc điểm của các đại dương (SGK trang 97)

- Chỉ ra đặc điểm tự nhiên nổi bật nhất của một châu lục mà em biết

Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm tự nhiên của Châu Á

- Vị trí địa lí:

+ Tiếp giáp nhiều khu vực ở Châu Á và giáp biển.

+ Gồm các quốc gia sau: Ấn Độ, Bu - tan, Nê - pan, Băng - đa - lét, Pa-ki-xtan,....

- Địa hình: có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc có dãy Hi - ma - lay - a đồ sộ; ở giữa có đồng bằng Ấn - Hằng. Phía Nam là sơn nguyên Đê - can.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa.

+ Mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh và khô.

+ Mùa hạ có gió mùa tây nam nóng và ẩm.

- Sông ngòi: Có những dòng sông lớn như Ấn, Hằng, Bra - ma - pút,....

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan (thảm cỏ), hoang mạc và núi cao.

Khám phá 9

Dựa vào quả địa cầu, hình 1 và bàng 1, em hãy:

- Chỉ vị trí địa lí của các đại dương trên hình 1 hoặc quả địa cầu.

- Cho biết mỗi đại dương tiếp giáp với châu lục và đại dương nào.

- So sánh diện tích, độ sâu trung bình của các đại dương

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra được vị trí địa lí của các đại dương và so sánh diện tích, độ sâu trung bình của các đại dương

Lời giải chi tiết:

Đại dương

Giáp châu lục

Giáp đại dương

Thái Bình Dương

Châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương và châu Nam Cực.

Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Đại Tây Dương

Châu Âu, châu Phi, châu Mĩ và châu Nam Cực.

Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Ấn Độ Dương

Châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và châu Nam Cực.

Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Bắc Băng Dương

Châu Âu, châu Á và châu Mĩ.

Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Nam Đại Dương

Châu Mỹ, Châu Phi, châu Nam Cực

Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- So sánh diện tích, độ sâu

+ Đại dương có diện tích lớn nhất là Thái Bình Dương, diện tích bé nhất là Bắc Băng Dương

+ Đại Dương có độ sâu lớn nhất là Thái Bình Dương

Luyện tập 1

Trò chơi “Tiếp sức": Dân các thẻ chữ hoặc viết tên các dây núi, đồng bằng, sơn nguyên vào sơ đồ theo gợi ý dưới đây.

- Dãy núi: Hi-ma-lay-a, An-po, Coóc-di-e, An-đét, Trường Sơn, Ô-xtrây-li-a.

- Đồng bằng: Tây Xi-bia, Ấn – Hằng, Trung Âu, Đông Âu, Trung Tâm, A-ma-don.

- Sơn nguyên: Tây Tạng, Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm tự nhiên các châu lục (SGK trang 94)

- Chỉ ra được các thẻ chữ hoặc viết tên các dây núi, đồng bằng, sơn nguyên

Lời giải chi tiết:

- Châu Á: Himalaya, Trường sơn, Tây Xi-bia, Ấn – Hằng, Tây Tạng

- Châu Âu: Trung Âu, Đông Âu

- Châu Mỹ: Cooc-đi-e, Trung Tâm, Amadon

- Châu đại dương: Ô-xtrây-li-a.

- Châu Phi: Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi

Luyện tập 2

Hoàn thành bảng theo mẫu gợi ý dưới đây vào vở ghi để so sánh một số đặc điểm tự nhiên của các châu lục

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm tự nhiên các châu lục (SGK trang 94)

- Chỉ ra được một số đặc điểm tự nhiên của các châu lục

Lời giải chi tiết:

Châu Á

Châu Âu

Châu Mỹ

Châu Phi

Châu Đại dương

Châu Nam cực

Địa hình

Châu Á có diện tích là núi và cao nguyên, nhiều đồng bằng rộng lớn.

- Châu Âu có địa hình đồng bằng là chủ yếu, chiếm diện tích lãnh thổ.

- Phần lớn các dãy núi ở châu Âu có độ cao trung bình và thấp. An-po là dãy núi cao, đồ sộ nhất châu lục.

-  Đây là châu lục có nhiều sông nhưng ít sông lớn.

- Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá kim và rừng là rộng

- Châu Mỹ có ba khu vực địa hình rõ rệt: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên

- Trong đó có hệ thống núi Coóc-đi-e và dây An-đét cao, đồ sộ trên thế giới.

- Đồng bằng A-ma-dồn là đồng bằng rộng và bằng phẳng nhất thế giới.

- Mạng lưới sông, hồ ở đây khá phát triển.

- Hai hệ thống sông Mi-xi-xi-pi (Mississippi) và A-ma-dồn lớn bậc nhất thế giới. - Đây là châu lục có nhiều cảnh thiên nhiên khác nhau. Trong đó, nổi bật là rừng nhiệt đới A-ma-dôn lớn nhất thế giới.

- Địa hình châu Phi tương đối cao. Toàn bộ châu lục như một cao nguyên khổng lồ, trên đó có các bồn địa lớn.

- Châu lục này có ít sống, nhưng có sông Nin (Nile) dài nổi tiếng thế giới.

- Hoang mạc và xa-van là những cảnh quan thiên nhiên phổ biến ở châu Phi. Xa-ha-ra (Sahara) là hoang mạc lớn nhất thế giới.

- Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo, quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.

- Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm ba khu vực địa hình chính: núi, cao nguyên, vùng đất thấp

-  Châu lục này có ít sông, hồ. Phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc và xa-van. Sinh vật có nhiều loài độc đáo như: thú có túi, thú mỏ vịt, đà điều,...

-có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ

- Châu Nam Cực nằm chủ yếu ở trong vòng cực Nam.

- Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

- Thực vật ở châu lục này rất nghèo nàn, chỉ có rêu và địa y mọc ở các ốc đảo vào mùa hạ. Động vật tiêu biểu nhất nơi đây là chim cánh cụt

Khí hậu

Đây là châu lục có đủ các đới khí hậu trên Trái Đất: đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh.

- Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn hoà với bốn mùa rõ rệt.

- Châu Mỹ có đủ các đới khí hậu.

- Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới

- Lục địa có khí hậu khô hạn là chủ yếu.

- Phần lớn các đảo, quần đảo có khí hậu nóng ẩm

Đây là châu lục lạnh nhất thế giới, quanh năm nhiệt độ dưới 0 °C

Vận dụng

Nếu được đi du lịch, em mong muốn đến châu lục nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức thực tế và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra được đặc điểm của châu lục em muốn đến

Lời giải chi tiết:

Nếu được đi du lịch em sẽ chọn Châu Âu vì:  Đây là một điểm đến hấp dẫn với những thành phố lãng mạn, những di tích lịch sử và những bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng.


Cùng chủ đề:

Bài 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 16: Đất nước đổi mới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 17: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 18: Nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Cam - Pu - Chia - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 19: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 20: Các châu lục và đại dương trên thế giới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 21: Dân số và các chủng tộc trên thế giới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 22: Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 23: Xây dựng thế giới xanh - Sạch - Đẹp - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 24: Xây dựng thế giới hòa bình - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Ôn tập học kì 2 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều