Bài 22: Đọc mở rộng trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học. G: - Gương sáng học đường - Kể chuyện gương hiếu học - Truyện kể về gương hiếu học - Đác-uyn và các nhà khoa học khác
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 113 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học.
G:
- Gương sáng học đường
- Kể chuyện gương hiếu học
- Truyện kể về gương hiếu học
- Đác-uyn và các nhà khoa học khác
Phương pháp giải:
Em tìm đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học dựa vào gợi ý qua sách báo, internet,…
Lời giải chi tiết:
Bàn chân kì diệu
Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn cắp sách đến trường, Kí thèm lắm. Kí quyết định đến lớp xin cô giáo vào học. Cô giáo cầm tay Kí thấy hai cánh tay mềm nhũn, buông thõng, bất động cô không dám nhận em vào học. Kí thất vọng trở về vừa đi vừa khóc.
Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Kí. Bất chợt cô thấy Kí ngồi ở giữa sân hí hoáy dùng chân tập viết. Cô rất cảm động cho em mấy viên phấn. Một thời gian sau, Kí lại đến lớp. Lần này, cô giáo nhận em vào học. Cô dọn cho Kí một chỗ riêng ở góc lớp, trải chiếu cho Kí ngồi tập viết ở đó. Kí cặp cây bút vào chân luyện viết. Lúc đầu cây bút không theo ý Kí, Bàn chân dẫm lên trang giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngon chân mỏi chuột rút, bàn chân co quắp lại, đau điếng. Kí quẳng bút chì vào góc lớp, chán nản. Nhưng nhờ cô giáo và các bạn động viên Kí lại lao vào tập luyện một cách kiên nhẫn và bền bỉ.
Sau một thời gian Kí đã thành công. Hết lớp Một Kí đuổi kịp các bạn. Chữ của Kí mỗi ngày đẹp hơn. Bao năm khổ luyện Kí đã tốt nghiệp phổ thông và thi đậu vào trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngay Bác Hồ còn sống, đã hai lần Bác gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 113 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên câu chuyện: |
Tác giả: |
Ngày đọc: |
Tên nhân vật: |
Nội dung chính hoặc chủ đề của câu chuyện: |
|
Những sự việc đáng nhớ về nhân vật: |
Mức độ yêu thích: |
Phương pháp giải:
Em tiến hành viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
||
Tên câu chuyện: Bàn chân kì diệu |
Tác giả: Truyện thiếu nhi |
Ngày đọc: 23/02/2025 |
Tên nhân vật: Nguyễn Ngọc Kí |
Nội dung chính hoặc chủ đề của câu chuyện: Ca ngợi tấm gương giàu nghị lực của Nguyễn Ngọc Ký. Tuy bị bại liệt hai cánh tay nhưng kiên trì, vượt khó, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước. |
|
Những sự việc đáng nhớ về nhân vật: - Kí đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Kí cặp một mẩu gạch vào ngón chân và đang vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. - Kí bền bỉ, vượt mọi khó khăn. Trời nắng, trời mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi… Tất cả những khó khăn đó không làm Kí nản lòng. |
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 113 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc.
G: Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:
- Kể tóm tắt câu chuyện và giới thiệu về nhân vật khiến em cảm phục.
- Nêu điều thú vị về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của nhà khoa học được nêu trong câu chuyện.
- Những thông tin bổ ích hoặc những điều em muốn học tập sau khi đọc câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em trao đổi với bạn về câu chuyện đã đọc dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện Bàn chân kì diệu kể về tấm gương sáng của sự kiên trì và tinh thần vượt khó vươn lên của Kí. Dù bị liệt cả hai tay nhưng cậu vẫn quyết tâm đi học. Câu chuyện đã để lại bài học nhân văn sâu sắc khiến chúng ta thêm trân trọng cuộc sống và noi theo. Qua câu chuyện em học được sự kiên trì, giàu nghị lực, lòng hiếu học, biết vượt lên khó khăn, khiếm khuyết cơ thể để trở thành người có ích cho xã hội.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 113 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Kể với người thân về tấm gương học tập của một bạn trong lớp hoặc trong trường em.
Phương pháp giải:
Em kể với người thân về tấm gương học tập của một bạn trong lớp hoặc trong trường em.
- Tấm gương đó là ai?
- Tình thần học tập của họ được thể hiện như thế nào?
- Em đã học được điều gì từ họ?
Lời giải chi tiết:
Ở trường em, không ai là không biết đến Lê - một cô gái không chỉ chăm ngoan, học giỏi mà còn luôn quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
Lê mồ côi cha mẹ, nên sống với ông bà từ nhỏ. Thương ông bà đã già rồi nhưng vẫn còn vất vả làm lụng nuôi mình. Ngoài giờ học, Lê luôn dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát, giặt áo quần… Mọi việc nhà, bạn đều làm hết cả. Thậm chí, vào mùa gặt, mùa cấy, Lê còn ra ruộng để phụ giúp ông bà nữa. Tuy vậy, thành tích học của Lê vẫn rất tốt. Chẳng bao giờ em thấy Lê bị cô giáo nhắc nhở vì không làm bài tập về nhà hay đi học trễ cả. Lúc nào bạn cũng học tập hết sức chăm chú và nghiêm túc. Lê bảo rằng phải cố gắng học thật giỏi để ông bà vui lòng, và còn để tương lai lớn lên có thể kiếm thật nhiều tiền đỡ đần cho ông bà.
Vì dành hết thời gian để học tập và phụ giúp gia đình, nên hầu như chẳng mấy khi Lê đi chơi cùng bạn bè. Thế nhưng, Lê vẫn rất được mọi người yêu quý, bởi bạn vừa hiền lành lại còn tốt bụng. Bạn nào hỏi bài hay nhờ giúp việc gì đó, Lê đều sẵn sàng giúp đỡ. Đặc biệt, cậu ấy còn rất thẳng thắn và trung thực. Nếu trong lớp có ai cãi nhau, mọi người đều sẽ nhờ Lê ra can ngăn. Tất cả những điều đó, đã khiến Lê thực sự trở thành con nhà người ta trong câu nói của mọi người.
Mỗi ngày em luôn rất vui khi được làm bạn với một người học sinh tuyệt vời như Lê. Cậu ấy chính là tấm gương sáng để em phấn đấu noi theo từng ngày.