Bài 23: Bét - Tô - Ven và bản xô - Nát Ánh trăng trang 101 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 4, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 kết nối tri thức, tập đọc lớp 4 Tuần 13: Niềm vui sáng tạo


Bài 23: Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng trang 101 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Kể tên một số bài hát thiếu nhi em yêu thích. Tác giả của những bài đó là ai. Đoạn mở đầu giới thiệu những gì về Bét-tô-ven. Cô gái mù có ước mơ gì. Bét-tô-ven đã làm gì để giúp cô gái thực hiện ước mơ của mình. Tìm những câu văn miêu tả vẻ đẹp của bản nhạc mà Bét-tô-ven đã dành tặng cô gái mù.

Khởi động

Kể tên một số bài hát thiếu nhi em yêu thích. Tác giả của những bài đó là ai?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và nhớ lại em đã được nghe và học những bài hát thiết nhi nào? Tác giả của những bài hát đó là ai?

Lời giải chi tiết:

- Rửa mặt như mèo – Hàn Ngọc Bích

- Mình soi gương – Phạm Uyên Nguyên

- Ngày đầu tiên đi học – Nguyễn Ngọc Thiện

- Thương con mẹ yêu – Lê Quốc Thắng

Bài đọc

BÉT-TÔ-VEN VÀ BẢN XÔ-NÁT ÁNH TRĂNG

Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trên thế giới. Ông đã sáng tác nhiều bản nhạc nổi tiếng, trong số đó có Bản xô-nát Ánh trăng.

Tương truyền, vào một đêm trăng sáng, Bét-tô ven đến cây cầu bắc qua dòng sông Ða-nuýp xinh đẹp trong thành Viên. Đứng trên cầu, ông say sưa ngắm dòng sông lấp lánh ánh trăng trong một không gian tĩnh lặng. Bỗng Bét-tô-ven nghe thấy tiếng dương cầm văng vẳng ở phía xa. Tiếng đàn đã đưa bước chân Bét-tô-ven đến một ngôi nhà trong khu lao động. Đến đó, ông bắt gặp một người cha đang chăm chú ngồi nghe cô con gái mù của mình chơi đàn. Thấy Bét-tô-ven, người cha đau khổ chia sẻ rằng: Con gái ông có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp. Nhưng ông rất buồn vì chẳng bao giờ ông có thể giúp con thực hiện được ước mơ của mình.

Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng d ương cầm da diết của người thiếu nữ mù, Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp. Trong tâm trí của hai cha con, dường như không còn cuộc sống khổ đau vì tật bệnh, chỉ còn một thế giới huyền ảo, lung linh, tràn ngập ánh trăng. Cô gái mù có cảm giác mình đang được ngắm nhìn, đùa giỡn với ánh trăng trên dòng sông Đa-nuýp.

Bản xô-nát Ánh trăng ra đời từ đó.

(Theo Bét-tô-ven – Nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thế giới)

Câu 1

1. Đoạn mở đầu giới thiệu những gì về Bét-tô-ven?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn đầu để tìm những chi tiết giới thiệu về Bét-tô-ven.

Lời giải chi tiết:

Đoạn mở đầu giới thiệu về Bét-tô-ven:

- Là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thế giới.

- Ông đã sáng tác nhiều bản nhạc nổi tiếng, trong số đó có Bản xô-nát Ánh trăng.

Câu 2

2. Bét-tô-ven đã gặp cha con cô gái mù trong hoàn cảnh nào? Cô gái mù có ước mơ gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Bét-tô-ven gặp cha con cô gái mù trong một đêm trăng sáng, ông đứng trên cây cầu bắc qua dòng sông Đa-nuýp thì nghe thấy tiếng dương cầm văng vẳng từ phía xa. Ông đã đi theo tiếng đàn đến một ngôi nhà trong khu lao động, bắt gặp người cha đang chăm chú ngồi nghe cô con gái mù của mình chơi đàn.

- Cô gái mù có ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp.

Câu 3

3. Bét-tô-ven đã làm gì để giúp cô gái thực hiện ước mơ của mình

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bét-tô-ven đã chơi một bản nhạc để dành tặng cho cô gái mù.

Câu 4

Tìm những câu văn miêu tả vẻ đẹp của bản nhạc mà Bét-tô-ven đã dành tặng cô gái mù.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 3 và tìm câu văn miêu tả vẻ đẹp của bản nhạc khi Bét-tô-ven chơi đàn dành tặng cô gái mù.

Lời giải chi tiết:

Những câu văn miêu tả vẻ đẹp của bản nhạc mà Bét-tô-ven đã dành tặng cô gái mù: Những nốt nhạc ngẫu hứng, tràn đầy cảm xúc yêu thương, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp.

Câu 5

Vì sao bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là “Bản xô-nát Ánh trăng”?

Phương pháp giải:

Em đưa ra câu trả lời theo suy nghĩ của mình sau khi đọc xong câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là “Bản xô-nát Ánh trăng” vì bản nhạc đó giúp cho cô gái mù thực hiện được ước mơ đó là ngắm nhìn, đùa giỡn với ánh trăng bên dòng sông Đa-nuýp, trong tâm trí của hai cha con cô gái mù dường như cuộc sống không còn khổ đau vì bệnh tật, chỉ còn một thể giới huyền ảo, lung linh, tràn ngập ánh trăng.


Cùng chủ đề:

Bài 22: Cái cầu trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 22: Kể chuyện: Nhà phát minh và bà cụ trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 22: Kể chuyện: Về quê ngoại trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 22: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 22: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 23: Bét - Tô - Ven và bản xô - Nát Ánh trăng trang 101 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 23: Luyện tập về tính từ trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 23: Luyện tập viết tên cơ quan, tổ chức trang 107 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 23: Tìm hiểu cách viết đơn trang 104 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 23: Viết bài văn miêu tả cây cối trang 108 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 23: Đường đi Sa Pa trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống