Bài 23. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản trang 127, 128, 129, 130, 131 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Ở địa phương em, người nuôi thủy sản sử dụng những biện pháp gì để phòng và kiểm soát bệnh?
Câu hỏi tr127 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 127 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Ở địa phương em, người nuôi thủy sản sử dụng những biện pháp gì để phòng và kiểm soát bệnh?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Người dân sử dụng kinh nghiệm nuôi trồng lâu năm hoặ KIT chẩn đoán.
Câu hỏi tr127 CH
Trả lời câu hỏi trang 127 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Trình bày ứng dụng KIT chuẩn đoán trong chẩn đoán bệnh thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về ứng dụng của KIT chẩn đoán.
Lời giải chi tiết:
KIT chẩn đoán dựa trên nguyên lí sắc kí miễn dịch, phát hiện tác nhân gây bệnh một cách gián tiếp thông qua phát hiện kháng thể, kháng nguyên hoặc dịch tiết sinh học trong mẫu bệnh phẩm.
KIT chẩn đoán đã được phát triển và ứng dụng để phát hiện một số bệnh trong thủy sản như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng trên tôm, bệnh xuất huyết do virus trên cá hồi, bệnh virus Herpes trên cá koi,…
Câu hỏi tr128 CH
Trả lời câu hỏi trang 128 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Nêu ưu và nhược điểm của Phương pháp chẩn đoán bằng KIT nhanh hoặc kĩ thuật PCR.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về KIT và kĩ thuật PCR.
Lời giải chi tiết:
Ưu điểm của KIT chẩn đoán: kiểm tra nhanh chóng, cho kết quả sau 10 đến 30 phút; quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu kĩ thuật cao; tiện lợi, có thể sử dụng tại ao, đầm nuôi, tiết kiệm thời gian vận chuyển mẫu.
Nhược điểm của KIT chẩn đoán: cho kết quả không chính xác tuyệt đối.
Ưu điểm của kĩ thuật PCR: mức độ chính xác cao, có độ nhạy cao.
Nhược điểm: chi phí cao, yêu cầu trang thiết bị hiện đại và thực hiện ở phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn; kĩ thuật viên thực hiện cần có trình độ chuyên môn cao, thời gian xét nghiệm dài hơn so với KIT chẩn đoán.
Câu hỏi tr128 CH
Trả lời câu hỏi trang 128 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy trình bày ứng dụng của vaccine trong phòng bệnh thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của vaccine trong phòng bệnh thủy sản
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng: sử dụng vaccine giúp cơ thể vật chủ tạo lập và phát triển hệ miễn dịch đặc hiệu với từng tác nhân gây bệnh. Từ đó giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh và hóa chất để điều trị bệnh.
Câu hỏi tr130 CH
Trả lời câu hỏi trang 130 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Probiotics đã được ứng dụng như thế nào trong việc phòng bệnh cho động vật thủy sản?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về probiotics.
Lời giải chi tiết:
Probiotics trong thủy sản là các sản phẩm chứa vi sinh vật sống được bổ sung qua đường thức ăn hoặc được đưa vào nước ương nuôi, có tác dụng có lợi lên cơ thể động vật thủy sản nhờ làm cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột hoặc hệ vi sinh ở môi trường ngoài.
Câu hỏi tr130 CH
Trả lời câu hỏi trang 130 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy trình bày ứng dụng các chất kích thích miễn dịch trong phòng, trị bệnh thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về chất kích thích miễn dịch
Lời giải chi tiết:
Bổ sung chất kích thích miễn dịch là một Phương pháp có hiệu quả để nâng cao khả năng kháng bệnh cho động vật thủy sản.
Câu hỏi tr130 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 130 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy nêu sự khác nhau về khả năng phòng bệnh khi sử dụng vaccine, probiotics và chất kích thích miễn dịch.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về probiotics và chất kích thích miễn dịch.
Lời giải chi tiết:
Probiotics làm thay đổi các chỉ tiêu miễn dịch cơ thể, cạnh tranh vị trí gắn bám và dinh dưỡng với vi sinh vật có hại. Sản sinh các chất kháng khuẩn.
Chất kích thích miễn dịch dùng để phòng đồng thời nhiều loại bệnh.
Câu hỏi tr130 CH
Trả lời câu hỏi trang 130 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy trình bày ứng dụng thảo dược trong điều trị bệnh thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về kháng sinh thảo dược.
Lời giải chi tiết:
Các sản phẩm thảo dược có thể được sử dụng qua con đường cho ăn, ngâm, tắm.
Câu hỏi tr131 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 131 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy tìm hiểu một số sản phẩm kháng sinh thảo dược cho động vật thủy sản có trên thị trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về sản phẩm kháng sinh thảo dược.
Lời giải chi tiết:
Một số sản phẩm kháng sinh thảo dược cho động vật thủy sản có trên thị trường: diệp hạ châu, chùm ngây, bạc hà, quế, hương thảo,…
Câu hỏi tr131 CH
Trả lời câu hỏi trang 131 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy trình bày ứng dụng sinh phẩm trị bệnh trong việc điều trị bệnh cho động vật thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về sinh phẩm trị bệnh
Lời giải chi tiết:
- Đối với thực khuẩn thể: Ứng dụng công nghệ sinh học đã nuôi cấy, phân lập và lựa chọn được các loài thực khuẩn thể đặc hiệu, đối kháng với nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Liệu pháp này đã được thử nghiệm và cho thấy hiệu quả tốt đối với một số bệnh vi khuẩn nguy hiểm trên cá chình, cá cam, cá hồi; bệnh trên tôm và nhuyễn thể. Sinh phẩm chứa thực khuẩn thể có thể được bổ sung qua đường cho ăn, tiêm, ngâm hoặc phun trực tiếp vào hệ thống nuôi.
- Đối với Enzyme kháng khuẩn: Công nghệ sinh học hiện đại đã được ứng dụng để tổng hợp được các enzyme kháng khuẩn phục vụ điều trị bệnh vi khuẩn. Một số loại enzyme kháng khuẩn được sử dụng như enzyme có nguồn gốc từ thực khuẩn thể: endolysins có tác dụng phân huỷ lớp peptidoglycan và polysaccharide depolymerases có tác dụng phân huỷ lớp polysaccharides ở thành tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, còn sử dụng enzyme kháng khuẩn tổng hợp từ vi khuẩn và động vật. Các loại enzyme kháng khuẩn cũng có tính đặc hiệu cao với từng loài vi khuẩn gây bệnh mà không ảnh hưởng đến các loài vi khuẩn có lợi khác.