Bài 24: Luyện tập trang 109, 110 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 kết nối tri thức, tập đọc lớp 3 Tuần 13: Mái nhà yêu thương


Bài 24: Luyện tập trang 109, 110 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Tìm từ ngữ về bạn trong nhà theo từng nhóm sau. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Tìm hình ảnh so sánh trong các đoạn thơ dưới đây. Nêu tác dụng của hình ảnh so sánh. Đọc bài Cái đồng hồ dưới đây và thực hiện yêu cầu. Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích

Câu 1

Tìm từ ngữ về bạn trong nhà theo từng nhóm sau:

Vật nuôi

M: mèo

Đồ đạc

M: quạt điện

Phương pháp giải:

Em dựa vào mẫu để tìm thêm các từ ngữ.

Lời giải chi tiết:

Vật nuôi: chó, thỏ, gà, cá vàng, chim sáo, vẹt, lợn, rùa, ba ba, chuột, vịt, ngan, ngỗng, bò, trâu, dê,…

Đồ đạc: ti vi, tủ lạnh, bàn ăn, đồng hồ, giường, tủ, bát, đĩa, thìa, điều hòa, quạt giấy, bếp ga, rổ, giá, bàn học, đèn học,….

Câu 2

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Nhà Thủy ở ngay dưới thuyền. Con sông thân yêu, nơi có “nhà” của Thủy ấy, là sông Hồng. Lòng sông mở mênh mông, quãng chảy qua Hà Nội càng mênh mông hơn. Mỗi cánh buồm nổi trên dòng sông, nom cứ như là một con bướm nhỏ. Lúc nắng ửng mây hồng, nước sông nhấp nháy như sao bay.

(Theo Phong Thu)

- Cánh buồm trên sông được so sánh với sự vật nào?

- Nước sông được ví với sự vật nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Cánh buồm được so sánh với cánh bướm nhỏ.

- Nước sông được ví như sao bay.

Câu 3

Tìm hình ảnh so sánh trong các đoạn thơ dưới đây. Nêu tác dụng của hình ảnh so sánh.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn thơ và tìm hình ảnh so sánh.

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Đọc bài Cái đồng hồ dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Cái đồng hồ

Vào năm học mới, bố thưởng cho hai anh em tôi một cái đồng hồ báo thức, vỏ bằng nhựa màu trắng. Bố vặn dây cót, xoay xoay cái kim, lập tức đồng hồ reo lên vang nhà. Đồng hồ nhà tôi có tiếng chuông reo “ác” thật, vang và trong như dế cộ gáy sau đêm mưa. Đặc biệt là tối không có đèn, hai cái kim của nó cứ sáng lóe lên như đom đóm. Suốt tháng ngày, đồng hồ tí ta tí tách, chăm chỉ chạy rất đều, rất đúng. Nó nhắc nhở anh em tôi giờ ngủ, giờ chơi, giờ ăn, giờ học.

(Theo Vũ Tú Nam)

a. Tìm từ ngữ hoặc câu văn:

- Tả các bộ phận của đồng hồ (vỏ đồng hồ, kim đồng hồ,..)

- Tả âm thanh của đồng hồ (tiếng kim của đồng hồ, tiếng chuông của đồng hồ,…)

b. Câu văn nào có hình ảnh so sánh?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a.

- Tả các bộ phận của đồng hồ:

+ Vỏ đồng hồ: vỏ bằng nhựa màu trắng

+ Kim đồng hồ: Đặc biệt là tối không có đèn, hai cái kim của nó cứ sáng lóe lên như đom đóm.

- Tả âm thanh của đồng hồ:

+ Tiếng kim của đồng hồ: tí ta tí tách

+ Tiếng chuông của đồng hồ: reo lên vang nhà, reo “ác” thật, vang và trong như dế cộ gáy sau đêm mưa.

Câu 5

Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích

G:

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Nhân dịp năm học mới, em được mẹ mua cho một chiếc hộp bút. Chiếc hộp được làm bằng vải, có màu xanh lá cây. Hộp bút có hình chữ nhật. Chiều dài là 20 xăng-ti-mét và chiều rộng là rộng 5 xăng-ti-mét. Mặt trên của hộp bút có in hình một chú lợn rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Hộp bút có hai ngăn, có khóa để đóng mở. Chiếc hộp bút giúp em đựng được các đồ dùng học tập khác như bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy,... Em rất thích chiếc hộp bút này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.

Bài tham khảo 2:

Hôm trước, bạn Hoa có tặng em một chiếc bút chì. Bề ngoài của cây bút chì được sơn màu hồng nhạt và được phủ kim tuyến lấp lánh rất đẹp. Chiếc bút dài khoảng 15 xăng-ti-mét. Phần đuôi bút có một cục tẩy nhỏ màu đen. Em luôn xem cây bút chì là người bạn đồng hành trên chặng đường học hành của em. Bạn bút chì giúp em vẽ được những bức tranh đẹp. Em rất yêu quý bạn bút chì của em.


Cùng chủ đề:

Bài 23: Nghe - Viết: Tôi yêu em tôi trang 106 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 23: Tình cảm anh chị em trang 105, 106 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 23: Tôi yêu em tôi trang 104, 105 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 24: Bạn nhỏ trong nhà trang 107, 108 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 24: Cùng Bác qua suối trang 108, 109 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 24: Luyện tập trang 109, 110 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 24: Luyện tập trang 111, 112 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 24: Đọc mở rộng trang 108 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 24: Đọc mở rộng trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 25: Kể chuyện Những bậc đá chạm mây trang 114 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 25: Kể chuyện Đất quý, đất yêu trang 115 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống