Bài 27. Vi khuẩn trang 10, 11, 12 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6
Quan sát Hình 27.1 SGK KHTN 6, nhận xét về hình dạng của các loại vi khuẩn, dựa vào hình dạng để xếp chúng vào các nhóm khác nhau.
CH tr 10 27.1
Quan sát Hình 27.1 SGK KHTN 6, nhận xét về hình dạng của các loại vi khuẩn, dựa vào hình dạng để xếp chúng vào các nhóm khác nhau.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 27.1 SGK KHTN 6 để nhận xét về hình dạng của vi khuẩn và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Các loài vi khuẩn rất đa dạng về hình dạng:
- Khuẩn hình que: trực khuẩn, phẩy khuẩn.
- Khuẩn hình xoắn: xoắn khuẩn.
- Khuẩn hình cầu: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.
CH tr 10 27.2
Quan sát Hình 27.2 SGK KHTN 6, trình bày cấu tạo của tế bào vi khuẩn. Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống?
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 27.2 SGK KHTN 6 để trình bày cấu tạo của tế bào vi khuẩn.
Lời giải chi tiết:
Cơ thể vi khuẩn gồm: Thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất (Chất tế bào), vùng nhân, lông và roi.
Vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống vì cấu tạo cơ thể chúng gần như cấu tạo của một tế bào.
CH tr 10 27.3
Quan sát Hình 27.3 SGK KHTN 6, nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 27.3 SGK KHTN 6 và nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên:
- Tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ giúp làm sạch môi trường.
- Vi khuẩn cố định đạm giúp cây trồng có thể sử dụng nguồn nitơ trong không khí.
CH tr 10 27.4
Nêu một số ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống con người.
Phương pháp giải:
Dựa vào thực tế, em hãy quan sát những sản phẩm em thường sử dụng hàng ngày để tìm hiểu về việc ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống.
Lời giải chi tiết:
Trong đời sống, vi khuẩn được sử dụng trong chế biến thực phẩm như sữa chua, dưa muối, nước mắm … hay trong sản xuất kháng sinh, thuốc trừ sâu; xử lí chất thải.
CH tr 10 27.5
Tại sao ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn?
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò của vi khuẩn để giải thích hiện tượng này.
Lời giải chi tiết:
Ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn vì trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium), hỗ trợ và bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Do đó giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn.
CH tr 11 27.6
Vi khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Em hãy nêu tên một số bệnh phổ biến, tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và biện pháp phòng bệnh.
Phương pháp giải:
Dựa vào Hình 27.4, 27.5, 27.6 SGK KHTN 6 để hoàn thành bảng đề bài yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
CH tr 11 27.7
Để bảo quản thức ăn tránh bị vi khuẩn làm hỏng, chúng ta có thể áp dụng phương pháp nào sau đây? Đánh dấu V vào ô trống trước lựa chọn của em.
Sấy khô Bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Ướp muối Hút chân không
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát các biện pháp bảo quản thực phẩm, thức ăn trong gia đình để tìm ra những biện pháp đúng.
Lời giải chi tiết:
Để bảo quản thức ăn tránh bị vi khuẩn làm hỏng, chúng ta có thể áp dụng phương pháp: sấy khô, ướp muối, bảo quản ở nhiệt độ thấp (tủ lạnh, tủ đông) hoặc hút chân không.
CH tr 11 27.8
Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Em có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị khi mắc bệnh nào sau đây? Đánh dấu V vào ô trống trước lựa chọn của em.
Hắc lào Sốt rét Kiết lị Viêm phế quản
Cúm Sởi Quai bị Nhiễm khuẩn da
Phương pháp giải:
Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra. Nên những bệnh nào do vi khuẩn gây ra sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Lời giải chi tiết:
Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị khi mắc bệnh do vi khuẩn gây ra là: hắc lào; kiết lị; nhiễm khuẩn da.
CH tr 12 27.9
a) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết nhóm vi khuẩn nào được ứng dụng trong quá trình sản xuất các loại thực phẩm sau:
b) Để dưa nhanh chua khi muối, người ta thường dùng nước ấm và có thể thêm một chút nước dưa đã muối chua. Em hãy giải thích cơ sở của việc làm này dựa trên kiến thức đã học.
Lời giải chi tiết:
a)
b) Khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ để cung cấp các vi khuẩn lactic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển.