Bài 29: Luyện tập chung (tiết 3) trang 110 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải vở bài tập toán lớp 5 - VBT Toán 5 - Kết nối tri thức Vở bài tập Toán 5 tập 1 - Kết nối tri thức


Bài 29: Luyện tập chung (tiết 3) trang 110 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức

Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Bài 1

Giải Bài 1 trang 110 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Cho hình chữ nhật ABCD như hình dưới đây có AD = 3 cm và DH = HI = IK = KL = LM = MN = NC = 1,3 cm.

a) Diện tích hình tam giác ADH là ……… cm²

b) Độ dài hai cạnh đáy của hình thang ABCH là ……cm và ……cm

Phương pháp giải:

Diện tích hình tam giác vuông nửa tích hai cạnh góc vuông.

Hình thang ABCH có hai đáy là AB và CH

Đáy AB = CD = DH + HI + IK + KL + LM + MN + NC

Đáy CH = Đáy AB – DH

Lời giải chi tiết:

a) Diện tích hình tam giác ADH = $\frac{1}{{2}}$x3x1,3=1,95 cm²

b) Độ dài đáy AB = DH + HI + IK + KL + LM + MN + NC = 1,3 × 7 = 9,1 (cm)

Độ dài đáy CH = 9,1 – 1,3 = 7,8 (cm)

Độ dài hai cạnh đáy của hình thang ABCH là  9,1 cm và 7,8 cm

Bài 2

Giải Bài 2 trang 110 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Cho 3 hình:

Hình 1: Hình tròn có bán kính 6 cm;

Hình 2: Hình tam giác có chiều cao 8 cm và đáy 5 cm;

Hình 3: Hình thang có chiều cao 5 cm và hai đáy là 4 cm và 6 cm.

Bạn Hoàng dùng cùng một loại đất sét nặn 3 hình với bề dày như nhau như trên. Hình …….. nặng nhất, hình ………nhẹ nhất.

Phương pháp giải:

Tính diện tích của từng hình rồi so sánh.

Diện tích hình tròn = bán kính × bán kính × 3,14

Diện tích hình tam giác = $\frac{1}{{2}}$ × đáy × chiều cao

Diện tích hình thang: $$S = \frac{{(a + b) \times h}}{2}$$

Trong đó:

+ S: diện tích

+ a, b: độ dài các đáy

+ h: chiều cao

Lời giải chi tiết:

Hình 1: Diện tích hình tròn = 6 x 6 x 3,14 = 113,04 cm²

Hình 2: Diện tích hình tam giác = $\frac{1}{{2}}$ x 5 x 8 = 20 cm²

Hình 3: Diện tích hình thang = $$\frac{{(6 + 4) \times 5}}{2} = 25 cm²$$

Bạn Hoàng dùng cùng một loại đất sét nặn 3 hình với bề dày như nhau như trên. Hình tròn nặng nhất, hình tam giác nhẹ nhất.

Bài 3

Giải Bài 3 trang 110 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Phương pháp giải:

Diện tích của chi tiết gỗ = Diện tích hình thang – 3 × $\frac{1}{{2}}$ Diện tích một hình tròn

Diện tích hình thang = $$\frac{{(11 + 13) \times 2,5}}{2} = 30 dm²$$

Diện tích 1 hình tròn = $\frac{3}{{2}}$x$\frac{3}{{2}}$x3,14=7,065 d

$\frac{1}{{2}}$Diện tích một hình tròn = $\frac{1}{{2}}$x7,065=3,5325 d

Diện tích của 3 nửa hình tròn = 3,5325 × 3 = 10,5975 d

Diện tích của chi tiết gỗ = 30 – 10,5975 = 19,4025 d

Lời giải chi tiết:

Diện tích của chi tiết gỗ đó là 19,4025 d


Cùng chủ đề:

Bài 27: Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn (tiết 5) trang 101 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
Bài 28: Thực hành và trải nghiệm đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình (tiết 1) trang 103 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
Bài 28: Thực hành và trải nghiệm đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình (tiết 2) trang 105 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
Bài 29: Luyện tập chung (tiết 1) trang 107 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
Bài 29: Luyện tập chung (tiết 2) trang 108 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
Bài 29: Luyện tập chung (tiết 3) trang 110 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
Bài 30: Ôn tập số thập phân (tiết 1) trang 111 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
Bài 30: Ôn tập số thập phân (tiết 2) trang 112 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
Bài 30: Ôn tập số thập phân (tiết 3) trang 113 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
Bài 31: Ôn tập các phép tính với số thập phân (tiết 1) trang 114 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
Bài 31: Ôn tập các phép tính với số thập phân (tiết 2) trang 115 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức