Bài 29: Nói và nghe: Người nổi tiếng trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 kết nối tri thức, tập đọc lớp 3 Tuần 34: Trái đất của chúng mình


Bài 29: Nói và nghe: Người nổi tiếng trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Em biết những người nổi tiếng nào. Nói điều em biết về một trong những người đó. Nêu cảm nghĩ của em về một người nổi tiếng.

Câu 1

Em biết những người nổi tiếng nào? Nói điều em biết về một trong những người đó.

Ví dụ:

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Ê-đi-xơn là một trong những nhà phát minh nổi tiếng trên thế giới, bằng sự lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu Ê-đi-xơn đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn phát minh vĩ đại, góp phần làm cho cuộc sống của con người hiện đại và văn minh hơn.

- Ông đã chế ra đèn điện, mang lại nguồn ánh sáng cho mọi người. Và ông đã chế ra xe điện, giúp con người thuận tiện trong việc đi lại. Ê-đi-xơn đã mất nhưng tên tuổi của ông vẫn còn mãi.

Câu 2

Nêu cảm nghĩ của em về một người nổi tiếng.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân và gợi ý để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Marie Quirie là nhà khoa học nổi tiếng toàn thế giới. Nói về bà, ta nói tới một phụ nữ Ba Lan kiên cường. Vì Ba Lan không cho phụ nữ đi học nên bà đã làm gia sư, dành dụm tiền và học ở một ngôi trường học khác. Sau đó không lâu bà đã sang Paris, học ở Đại học Sobone và sớm được ghi nhận với tầm bằng thạc sĩ khi còn là sinh viên năm ba. Bà thông thạo ngoại ngữ. Bà là người phu nữ đầu tiên nhận cả hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau. Bà cùng chồng đã phát hiện ra nguyên tố mới với chất phóng xạ vô cùng mạn là Radi. Em rất ngưỡng mộ tình yêu dành cho khoa học của bà.

Bài tham khảo 2:

Chắc hẳn người Việt Nam nào ai ai cũng phải nghe và được kể rất nhiều về Truyện Kiều và cũng như không ngừng nhắc nhớ đến đại thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Du được xem là người con đáng kính của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Du đã có một cuộc đời khá bất hạnh. Có lẽ rằng chính vì không được may mắn, không được hưởng tình yêu thương của cha mẹ cho nên với Nguyễn Du ông luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân, đồng thời ta như thấy được trong các tác phẩm văn chương của ông dường như đều thấm đẫm và chất chứa tính nhân văn sâu sắc biết bao nhiêu. Đặc biệt tính nhân văn còn thể hiện rõ nhất ở “Truyện Kiều”, mặc dù tác phẩm ra đời đã rất lâu rồi những vẫn còn vẹn nguyên những giá trị nhân văn.


Cùng chủ đề:

Bài 29: Bác sĩ Y - Éc - Xanh trang 128, 129 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 29: Kể chuyện Hàng xóm của tắc kè trang 131 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 29: Nghe - Viết: Bác sĩ Y - Éc - Xanh trang 131 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 29: Nghe - Viết: Gió trang 132 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 29: Ngôi nhà trong cỏ trang 129, 130 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 29: Nói và nghe: Người nổi tiếng trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 30: Luyện tập trang 135, 136 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 30: Một mái nhà chung trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 30: Những ngọn hải đăng trang 133, 134 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 30: Ôn chữ viết hoa M, N trang 134 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống