Bài 3. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều — Không quảng cáo

Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 - SBT Lịch sử và Địa lí Cánh diều Chương 1. Châu Âu


Bài 3. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều

Ý nào sau đây không phải là giải pháp để bảo vệ nguồn nước ở châu Âu?

Câu 1

Câu 1. Ý nào sau đây không phải là giải pháp để bảo vệ nguồn nước ở châu Âu?

A. Kiểm soát nguồn nước thải.

B. Hạn chế tối đa việc sử dụng nước.

C. Đầu tư công nghệ xử lí nước thải.

D. Nâng cao nhận thức của người dân.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 2

Câu 2. Để bảo vệ nguồn nước, giải pháp nào sau đây ở châu Âu đảm bảo được tính bền vững nhất?

A. Kiểm soát nguồn nước thải

B. Đầu tư công nghệ xử lý nước thải.

C. Nâng cao nhận thức của người dân.

D. Quản lí chất thải nhựa.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 3

Câu 3. Để cắt giảm lượng khí thải, bảo vệ môi trường không khí, giải pháp nào sau đây ở châu Âu là hợp lý nhất?

A. Hạn chế sử dụng năng lượng.

B. Phát triển năng lượng tái tạo.

C. Tăng cường xử lý chất thải.

D. Đánh thuế cao theo khối lượng chất thải.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 4

Câu 4. Ý nào sau đây không phải là hậu quả của ô nhiễm không khí?

A. Gây mưa a-xit.

B. Làm biến đổi khí hậu.

C. Làm thủng lớp Ô-zôn.

D. Tăng số loài sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 5

Câu 5. Để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hoá thạch, các quốc gia châu Âu đã áp dụng biện pháp nào sau đây?

A. Phát triển năng lượng tái tạo

B. Phát triển nhà máy nhiệt điện.

C. Dỡ bỏ các nhà máy nhiệt điện.

D. Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 6

Câu 6. Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu

Lời giải chi tiết:

- Một số biện pháp bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu:

+ Thực hiện luật bảo vệ rừng, trong đó có điều luật cấm phá rừng.

+Các khu rừng sau khi khai thác phải được tái sinh, trồng rừng mới.

+ Áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn chặn cháy rừng.

+ Quy định các vùng được khai thác, dán nhãn sinh thái lên cây gỗ được khai thác.

+ Các biện pháp khác như tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân bảo vệ rừng,...

Câu 7

Câu 7. Cho bảng số liệu sau

Năm

1990

2000

2010

2015

2018

Lượng phát thải khí nhà kính

4911.6

4543.4

4288.3

3936.7

3893.1

a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện lượng phát thải khí nhà kính của các nước thuộc EU trong giai đoạn 1990 - 2018

b) Nhận xét về lượng phát thải khí nhà kính của các nước thuộc EU trong giai đoạn 1990 - 2018 và giải thích nguyên nhân.

Lời giải chi tiết:

Yêu cầu a)

Yêu cầu b)

- Nhận xét: Lượng phát thải khí nhà kính của các nước thuộc khối EU trong giai đoạn 1990 - 2018 có xu hướng giảm, từ 4911.6 tỉ tấn năm 1990 xuống 3893.1 tỉ tấn năm 2018.

- Nguyên nhân:

+ Áp dụng các giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí.

+ Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tạo, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.


Cùng chủ đề:

Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 1. Vị trí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lý từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 3. Phong trào văn hoá Phục Hưng SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 3. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 4. Khái quát về liên minh Châu Âu SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 4. Phong trào cải cách tôn giáo SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 5. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 5. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhên của Châu Á SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Bài 6. Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều