Bài 3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 8, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 2. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế


Bài 3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Nêu những nét chính về tình hình chính trị Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. Những chi tiết nào trong hình 3.8 thể hiện những tầng lớp khác nhau trong xã hội và sự hiện diện của văn hóa phương Tây ở thành thị. Cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây đã diễn ra như thế nào ở Đông Nam Á.

? mục 1 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 20 SGK

a, Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

b, Tại sao Malacca lại trở thành mục tiêu đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 1 trang 20, 21 SGK

Lời giải chi tiết:

a, Những nét chính trong quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX:

- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Malacca, làm chủ cửa ngõ từ Ấn Độ Dương vào vùng biển Đông.

=> Sự kiện mở đầu quá trình xâm lược, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây,

- Trong các thế kỉ XVI – XIX, bằng nhiều cách thức, thủ đoạn khác nhau như ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính.

=> Thực dân phương Tây từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực.

  • Hà Lan cai trị Indonesia

  • Anh chiếm toàn bộ đảo Malaya, phía Bắc đảo Bormeo và Myanmar.

  • Pháp đặt ách thống trị lên ba nước Đông Dương

  • Tây Ban Nha sau đó là Mỹ chiếm Philippines

  • Nhờ vào canh tân đất nước và chính sách ngoại giao khôn khéo, nước Xiêm vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

b, Malacca lại trở thành mục tiêu đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây vì:

- Malacca nằm giữa bán đảo Malaya và đảo Sumatra, nối biển Đông với Ấn Độ Dương.

- Đây là một trong những đầu mối quan trọng trong nền hàng hải quốc tế,

- Malacca có vị trí địa kinh tế rất thuận lợi khi nằm trên tuyến giao thông qua trọng, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Á.

- Từ thế kỉ VII, Malacca vươn lên trở thành trung tâm thương mại lớn nhất Đông Nam Á, nắm giữ vị thế hoàng kim trong hệ thống thương mại Đông – Tây.

? mục 2 a

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 21 SGK

Nêu những nét chính về tình hình chính trị Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 2a trang 21, 22 SGK

Lời giải chi tiết:

Những nét chính về tình hình chính trị Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây:

- Chính quyền thực dân chia một nước, vùng thuộc địa thành đơn vị hành chính sách cai trị khác nhau.

=> Tạo nên sự chia rẽ dân tộc, tông giáo và khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ở các quốc gia, triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

- Về bộ máy hành chính, quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và cử người bản cứ cai quản ở địa phương

? mục 2 b

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 22 SGK

a, Hình 3.5 và hình 3.6 cho em biết những ngành kinh tế nào được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển?

b, Theo em, chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt” của chính quyền thực dân gây ra hậu quả gì cho người dân thuộc địa?

Phương pháp giải:

Xem hình 3.5, hình 3.6 và nội dung mục 2b trang 22, 23 SGK

Lời giải chi tiết:

a,

Những ngành kinh tế được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển:

- Nông nghiệp đặc biệt là trồng cây công nghiệp

- Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng được chú trọng đầu tư.

- Khai thác khoáng sản.

- Xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ, bến cảng.

b, Theo em, chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt” của chính quyền thực dân đã gây ra hậu quả cho người dân thuộc địa:

- Người dân bị ép sử dụng đất và bóc lột sức lao động để trồng cây công nghiệp

- Nộp sản phẩm thay cho thuế đất

- Người nông dân bị mọi gánh nặng đè lên khiến đời sống của họ cơ cực.

? mục 2 c

Trả lời câu hỏi mục 2c trang 23 SGK

a, Trình bày những nét chính về tình hình xã hội Đông Nam Á thời thực dân đô hộ

b, Những chi tiết nào trong hình 3.8 thể hiện những tầng lớp khác nhau trong xã hội và sự hiện diện của văn hóa phương Tây ở thành thị?

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 2c trang 23, 24 SGK

Lời giải chi tiết:

a, Những nét chính về tình hình xã hội Đông Nam Á thời thực dân đô hộ

- Trật tự xã hội truyền thống bị phá vỡ, một nền thống trị mới mang đậm màu sắc kì thị chủng tộc và “ngu dân” được áp đặt.

- Các giai cấp cũ vẫn tồn tại nhưng bị phân hóa.

- Xuất hiện một số tầng lớp mới: tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân. => tham gia vào các hoạt động đấu tranh giành độc lập.

b, Những chi tiết thể hiện những tầng lớp khác nhau trong xã hội và sự hiện diện của văn hóa phương Tây ở thành thị:

- Có một người ăn mặc sang trọng ngồi trên xe ngựa và người đi theo hầu hạ.

- Người phụ nữ và đứa bé trong bức ảnh ăn mặc sang trọng.

- Các tòa nhà với kiến trúc phương Tây

? mục 3 1

a, Cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây đã diễn ra như thế nào ở Đông Nam Á?

b, Dựa vào tư liệu 3.9 và 3.10, em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh của người dân Indonesia chống lại ách đô hộ của thực dân Hà Lan?

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 3 trang 24, 25 SGK

Lời giải chi tiết:

a, Cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây:

Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á tuy khác nhau về thời điểm và hình thức đấu tranh nhưng đều cùng mục đích chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân.

- Vào thế kỉ XVII, nhân dân trên quần đảo Ban-đa (Indonesia) đã vùng lên chống lại chính sách độc quyền cây hương liệu của công ty Đông Ấn Hà Lan.

- Đầu thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro ở Gia-va (Indonesia) đã làm rung chuyển chế độ cai trị của thực dân Hà Lan

- Ở Việt Nam, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Định (1862-1864), Nguyễn Trung Trực (1861, 1867)

- Từ năm 1824 - 1885, nhân dân Mianma tiến hành kháng chiến quyết liệt.

+ Sau khi trở thành một tình của Ấn Độ thuộc địa, nhân dân Mianma tiến hành chiến tranh du kích trên toàn quốc.

+ Năm 1896, phong trào tạm lắng xuống.

b, Nhận xét về tinh thần đấu tranh của người dân Indonesia chống lại ách đô hộ của thực dân Hà Lan:

- Người dân Indonesia có tinh thần đấu tranh quyết liệt, diễn ra tại nhiều vùng.

- Thời gian kéo dài, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của hoàng tử Diponegoro kéo dài tới 5 năm.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 25 SGK

1. Hoàn thành bảng thống kê các thuộc địa của thực dân phương Tây ở khu vực ĐNÁ đến cuối thế kỉ XIX theo mẫu dưới đây.

2. Hoàn thành bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước ĐNÁ dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây theo mẫu dưới đây.

3. Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á?

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 1, 2, 3 SGK

Lời giải chi tiết:

1. Bảng thống kê các thuộc địa của thực dân phương Tây ở khu vực ĐNÁ đến cuối thế kỉ XIX

Thực dân cai trị

Hà Lan

Anh

Pháp

Tây Ban Nha

Các thuộc địa

Indonesia

- Bán đảo Malaya

- phía Bắc đảo Borneo và Myanmar

3 nước Đông Dương: Lào, Việt Nam, Campuchia

Philippines

2. Bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước ĐNÁ dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

Tình hình chính trị

Tình hình kinh tế

Tình hình xã hội

Tình hình văn hóa

- Chính quyền thực dân chia một nước, vùng thuộc địa thành đơn vị hành chính sách cai trị khác nhau.

=> Tạo nên sự chia rẽ dân tộc, tông giáo và khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ở các quốc gia, triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

- Về bộ máy hành chính, quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và cử người bản cứ cai quản ở địa phương

- Chính quyền thực dân thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất, đặc biệt là chế độ “cưỡng bức trồng trọt” => nhiều đồn điền thực dân xuất hiện ở Đông Nam Á.

- Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng được chú trọng.

- Hoạt động khai thác khoáng sản được đẩy mạnh.

- Hệ thống đường sắt, đường bộ, bến cảng được xây dựng nhằm phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa.

- Trật tự xã hội truyền thống bị phá vỡ, một nền thống trị mới mang đậm màu sắc kì thị chủng tộc và “ngu dân” được áp đặt.

- Các giai cấp cũ vẫn tồn tại nhưng bị phân hóa.

- Xuất hiện một số tầng lớp mới: tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân. => tham gia vào các hoạt động đấu tranh giành độc lập.

- Văn hóa phương Tây du nhập vào ĐNÁ.

- Nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật mang phong cách châu Âu xuất hiện

- Tôn giáo, luật pháp, giáo dục phương Tây được truyền vào với mục đích là để phục vụ cho nền cai trị thực dân.

3. Nhận xét về hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

- Về lực lượng tham gia: lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống ách đô hộ đủ mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân: nông dân, công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản…

- Về hình thức đấu tranh: diễn ra dưới hình thức các cuộc khởi nghĩa.

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 25 SGK

Tìm hiểu thêm về một người anh hùng dân tộc của các nước Đông Nam Á trong thời kì chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ giới thiệu về người anh hùng đó.

Lời giải chi tiết:

Một trong những anh hùng dân tộc tiêu biết là Nguyễn Trung Trực. Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, ông tham gia và lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp. Năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ. Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên. Ngày 27-10-1868, giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá, ông hưởng dương 31 tuổi.


Cùng chủ đề:

Bài 1. Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 1. Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 2. Cách mạng công nghiệp - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 2. Đặc điểm địa hình - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 3. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 3. Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 4. Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 4. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 5. Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 5. Thực hành: Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 6. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo