Bài 3 trang 90 SGK Sinh học 11 — Không quảng cáo

Giải bài tập sinh học 11, Sinh lớp 11 - Để học tốt sinh học 11 Bài 20. Cân Bằng nội môi


Bài 3 trang 90 SGK Sinh học 11

Tại sao các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển về bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi?

Đề bài

Tại sao các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển về bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Các bộ phận tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi là bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.

Lời giải chi tiết

Các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện đóng vai trò quan trọng trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi vì chúng đảm nhận những chức năng sau:

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.

- Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển họat động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

- Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu... Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn để tăng hay giảm họat động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.

→ Bất kì một bộ phận nào tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi.


Cùng chủ đề:

Bài 3 trang 66 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 70 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 75 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 80 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 85 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 90 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 101 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 104 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 110 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 113 SGK Sinh học 11
Bài 3 trang 120 SGK Sinh học 11