Bài 31. Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Cánh diều — Không quảng cáo

Soạn Địa 11, giải bài tập Địa Lí 11 Cánh diều Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia


Bài 31. Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Cánh diều

Viết một báo cáo ngắn gọn về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi.

Đề bài

Viết một báo cáo ngắn gọn về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Gợi ý:

- Tài nguyên khoáng sản (thuận lợi, khó khăn)

- Những thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu khoáng sản.

- Phân bố công nghiệp khai thác một số loại khoáng sản nổi bật.

Lời giải chi tiết

CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA CỘNG HÒA NAM PHI

1. Tài nguyên khoáng sản

- Nam Phi có trữ lượng khoáng sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong sản xuất và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương đương khoảng 2,5 nghìn tỷ USD).

- Cộng hòa Nam Phi là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhất châu Phi. Từ lâu nước này đã nổi tiếng thế giới về trữ lượng và sản lượng khai thác vàng, kim cương, kim loại đen (quặng sắt, bạch kim, man-gan, crôm), kim loại màu (đồng, chì), năng lượng (than đá, dầu mỏ), kim loại phóng xạ.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú này là cơ sở thuận lợi cho nền công nghiệp phát triển và đóng góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

- Tuy nhiên giàu khoáng sản cũng nảy sinh các hoạt động khai thác khoáng sản tự phát gây nên khó khăn trong quản lí nguồn tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường,…

2. Những thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu khoáng sản

- Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP.

- Đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um. Nam Phi là nước xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới (ngành công nghiệp khai thác vàng đóng góp khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội của Nam Phi).

- Quốc gia này cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim, kẽm các-bon, thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đứng đầu về công nghệ khoáng sản mới, như công nghệ dỡ đất (ground breaking) giúp sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành các đơn vị sắt chất lượng cao.

- Ngành công nghiệp khoáng sản Nam Phi là ngành có đóng góp lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, với việc hoàn tất thương vụ BBBEE trị giá 150 tỷ Rand. Ngành khai khoáng cũng là lĩnh vực đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho Nam Phi, đặc biệt là vàng - chiếm tới một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu.

3. Phân bố công nghiệp khai thác một số loại khoáng sản nổi bật

- Công nghiệp khai thác vàng: tập trung ở vùng trung tâm như Phri-xtây, Mỏ vàng South Deep phía tây thành phố Giô-han-ne-xbua, Nam Phi nằm sâu 3 km dưới lòng đất với trữ lượng gần 1.800 tấn vàng. Một mỏ vàng lớn ở tỉnh Free State được phát hiện có trữ lượng khoảng 11,5 triệu ounce (tương đương 322 tấn) nằm ở độ sâu từ 1,1-2,2 km dưới lòng đất.

- Công nghiệp khai thác kim cương: tập trung ở vùng ven bờ phía tây nam giáp Đại Tây Dương, phía đông bắc của vùng Bắc Kếp, trung tâm Phri-xtây. Kimberley (Nam Phi) nổi tiếng với Big Hole, rất nhiều kim cương được tìm thấy tại Kimberley và Big Hole chính là mỏ kim cương lớn nhất thế giới sâu 215 m.

- Công nghiệp khai thác u-ra-ni-um: tập trung ở nam và tây nam thành phố Giô-han-ne-xbua.


Cùng chủ đề:

Bài 26. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Cánh diều
Bài 27. Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Cánh diều
Bài 28. Thực hành: Đọc bản đồ; phân tích số liệu, tư liệu và viết báo cáo về tình hình phát triển kinh tế Ô - Xtrây - Li - A - SGK Địa lí 11 Cánh diều
Bài 29. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Cánh diều
Bài 30. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Cánh diều
Bài 31. Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác khoáng sản của Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Cánh diều
Soạn Địa 11, giải bài tập Địa Lí 11 Cánh diều