Bài 35: Ôn tập chung (tiết 3) trang 134 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Bài 1
Giải Bài 1 trang 134 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a) Số gồm: Bốn mươi hai đơn vị, ba phần mười, không phần trăm, bảy phần nghìn là:
A. 42,37 |
B. 42,037 |
C. 42,370 |
D. 42,307 |
b) Chữ số 2 trong số thập phân nào dưới đây ở hàng phần nghìn?
A. 38,025 |
B. 30,812 |
C. 23,081 |
D. 12,308 |
Phương pháp giải:
a) Muốn viết số thập phân, trước hết viết phần nguyên, viết dấu phẩy, sau đó viết phần thập phân.
b) Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân, lần lượt là: hàng phần mười, phần trăm, phần nghìn ….
Lời giải chi tiết:
a) Số gồm: Bốn mươi hai đơn vị, ba phần mười, không phần trăm, bảy phần nghìn là:
A. 42,37 |
B. 42,037 |
C. 42,370 |
D. 42,307 |
b) Chữ số 2 trong số thập phân nào dưới đây ở hàng phần nghìn?
A. 38,025 |
B. 30,812 |
C. 23,081 |
D. 12,308 |
Bài 2
Giải Bài 2 trang 134 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a) Số thích hợp với dấu “?” trong 2 015 ha = ? km 2 là:
A. 0,2015 |
B. 2,015 |
C. 20,15 |
D. 201,5 |
b) Diện tích các miếng bìa được ghi như hình vẽ dưới đây:
Hình có diện tích lớn nhất là:
A. Hình 1 |
B. Hình 2 |
C. Hình 3 |
D. Hình 4 |
Phương pháp giải:
a) Áp dụng cách đổi: 1 ha = $\frac{1}{{100}}$ k m²
b) Áp dụng cách đổi: 1 d m² = $\frac{1}{{100}}$ m²
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: 2 015 ha = $\frac{2015}{{100}}$ km² = 20,15 km²
Số thích hợp với dấu “?” trong 2 015 ha = ? km² là:
A. 0,2015 |
B. 2,015 |
C. 20,15 |
D. 201,5 |
b) Ta có:
10 m² 9 dm² = 10$\frac{9}{{100}}$ m² = 10,09 m²
9 m² 98 dm² = 9$\frac{98}{{100}}$ m² = 9,98 m²
Mà: 9,98 < 10,09 < 10,1 => Hình 2 lớn nhất
Hình có diện tích lớn nhất là:
A. Hình 1 |
B. Hình 2 |
C. Hình 3 |
D. Hình 4 |
Bài 3
Giải Bài 3 trang 134 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Tính giá trị biểu thức
a) (32,1 – 18,3) : 0,6 + 26,15 |
b) 17,6 × 1,2 + 17,6 ×3,2 |
Phương pháp giải:
a) Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện phép tính trong ngoặc trước
b) Áp dụng công thức a × b + a × c = a × (b + c)
Lời giải chi tiết:
a) (32,1 – 18,3) : 0,6 + 26,15 = 13,8 : 0,6 + 26,15 = 23 + 26,15 = 49,15 |
b) 17,6 × 1,2 + 17,6 × 3,2 = 17,6 × (1,2 + 3,2) = 17,6 × 4,4 = 77,44 |
Bài 4
Giải Bài 4 trang 135 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Cho hình thang vuông ABCD có đáy lớn hơn đáy bé 60 cm, có chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy và bằng 120 cm. Đoạn thẳng BE vuông góc với CD chia hình thang thành hình chữ nhật ABED và hình tam giác BCE. Tính:
a) Diện tích hình tam giác BCE
b) Chu vi hình chữ nhật ABED
Phương pháp giải:
a) Diện tích hình tam giác BCE = (BE x EC) : 2
b) Chu vi hình chữ nhật ABED = (AB + AD) × 2
Lời giải chi tiết:
Bài giải
a)
Đáy lớn hơn đáy bé 60 cm nên đoạn EC = 60 cm.
Chiều cao của hình thang = 120 cm nên đoạn BE = 120 cm
Diện tích tam giác BCE là:
(120 x 60) : 2 = 3 600 ( c m² )
b)
Tổng độ dài hai đáy AB và CD của hình thang là:
120 × 2 = 240 (cm)
Độ dài đáy bé AB là:
(240 – 60) : 2 = 90 (cm)
Chu vi hình chữ nhật ABED là:
(90 + 120) × 2 = 420 (cm)
Đáp số: a) 3 600 ( c m² )
b) 420 (cm)
Bài 5
Giải Bài 5 trang 135 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Rô-bốt đã vẽ hình thang ABCD và hình tròn tâm O (như hình vẽ dưới đây).
Phương pháp giải:
a) Chu vi hình tròn = đường kính × 3,14
b) Diện tích phần đã tô màu = diện tích hình thang – diện tích hình tròn
Lời giải chi tiết:
a)
Đường kính của hình tròn tâm O = AD
AD = $\frac{4}{{5}}$ × CD = $\frac{4}{{5}}$ × 25 = 20 (cm)
Bán kính hình tròn tâm O = Đường kính : 2 = 20 : 2 = 10 (cm)
Chu vi hình tròn tâm O = 20 × 3,14 = 62,8 cm
b)
Diện tích hình thang ABCD là:
$\frac{{(25 + 14)x20}}{2}$=390(cm²)
Diện tích hình tròn tâm O là:
10 × 10 × 3,14 = 314 ( c m² )
Diện tích phần đã tô màu là:
390 – 314 = 76 c m²
Đáp số: a) 62,8 cm
b) 76 c m²