Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh Diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và địa lý 9, giải Sử và địa lý 9 Cánh diều Chủ đề 1: Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945


Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh Diều

Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai?

? mục I

Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần I. Nguyên nhân bùng nổ (SGK trang 16)

- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lời giải chi tiết:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa tiếp tục này sinh. Hai nhóm nước đối lập được hình thành: Anh, Pháp, Mỹ (thỏa mãn với Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn) và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản (bất mãn với Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn). Cuộc đại suy thoái kinh tế 1929 - 1933 khiến những mâu thuẫn này trở nên  sâu sắc , dẫn đến sự  thắng thế của chủ nghĩa phát xít Đức và   sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản. Đức, Nhật Bản cùng với I-ta-li-a chủ trương gây chiến tranh, nhằm chia lại thị trường và thuộc địa trên thế giới.

- Trong khi đó, các nước đế quốc cùng có mâu thuẫn với Liên Xô nên tiến hành cô lập và tìm cách tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước những hành động xâm lược của Đức ở châu  u trong những năm 30 của thế kỷ XX, Anh, Pháp thực hiện chính sách dung dưỡng, thoả hiệp với chủ nghĩa phát xít, nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.

? mục II

Trình bày diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần II. Diễn biến chính (SGK trang 17)

- Chỉ ra được diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lời giải chi tiết:

- Chiến tranh thế giới thứ hai lôi cuốn phần lớn các quốc gia vào quỹ đạo cuộc chiến, chủ yếu giữa Đức, I-ta-li-n, Nhật Bản và Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp. Chiến sự diễn ra trên toàn thế giới, nhưng khốc liệt nhất ở chiến trường châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương. Chiến tranh kéo dài từ tháng 9-1939 đến tháng 8-1945, chia thành hai giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra toàn thể giới (1939 - 1941)

Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan, châm ngòi cho sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. Ở mặt trận Tây Âu, bằng chiến thuật chớp nhoáng. Đức tổ chức tổng tấn công, chiếm được hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Anh và một vài nước trung lập. Tháng 6-1941, Đức tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Ở mặt trận Bắc Phi, tháng 9-1940, I-ta-li-a tấn công quân Anh ở Ai Cập. Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương. Nhật Bản tiếp tục xâm lược Trung Quốc, kéo quân vào Đông Dương (9-1940) và các nước Đông Nam Á khác. Ngày 7-12-1941, quân Nhật bất ngờ tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng (Thái Bình Dương). Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới.

- Giai đoạn 2: Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (1942 - 1945)

- Tháng 11-1942, quân đội Liên Xô mở chiến dịch phản công Xta-lin-grát và giành thắng lợi (2-1943), tạo ra bước ngoặt, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh. Từ đây, quân Đồng minh chuyển từ giai đoạn phòng ngự sang giai đoạn phản công. Ở Châu Âu tháng 9-1943, phát xít I-la-li-a đầu hàng. Ngày 6-0-1944, quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, đổ bộ vào Noóc-măng-đi, giải phóng nước Pháp. Ở mặt trận phía đông, cuối năm 1944, quân đội Liên Xô đầy lùi quân Đức ra khỏi lãnh thổ, tiền quân giải phóng các nước Đông Âu, rồi  tiến vào Đức. Từ ngày 16-4 đến ngày 9-5-1945, Hồng quân Liên Xô tiến hành chiến dịch Béc-lin, đánh bại và buộc phát xít Đức đầu hàng không điều kiện. Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và ngày 9-8 tiến đánh hơn 1 triệu quân Nhật tại vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản. Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

? mục III

Phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần III. Hậu quả (SGK trang 18)

- Chỉ ra được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

Lời giải chi tiết:

- Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra hậu quả năng nẽ về sinh mạng và vật chất đối với toàn nhân loại.

- Hơn 1.7 tỉ người của hơn 70 quốc gia bị lôi kéo vào cuộc chiến, trong đó có khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Riêng Liên Xô co hon 27 triệu  người chết.

- Hàng nghìn thành phố, làng mạc, cơ sở kinh tế trên thế giới bị phá hủy. Thiệt hại về vật chất trong Chiến tranh thế giới thứ hai bằng tất cả các cuộc chiến tranh của 1.000 năm trước cộng lại.

? mục IV

Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước khác thuộc phe đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần IV. nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước khác thuộc phe đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít (SGK trang 19)

- Chỉ ra được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước khác thuộc phe đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít.

Lời giải chi tiết:

- Chủ nghĩa phát xít bị đánh bại là nhờ có sự đoàn kết trong phe Đồng minh, đặc biệt là sự phối hợp chiến đấu của quân đội Liên Xô, Mỹ và Anh. Chiến thắng này còn có sự đóng góp của nhân dân các nước bị quân phát xít chiếm đóng. Đây cũng là thắng lợi của tính chính nghĩa, chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa do Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản phát động.

- Chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và các nước khác thuộc phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai giúp nhân loại tránh khỏi thảm họa bị diệt vong bởi chủ nghĩa phát xít; tạo ra thời cơ cho các nước thuộc địa và phụ thuộc đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cho sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

- Liên Xô, Mỹ, Anh giữ vai trò trụ cột và quyết định đối với chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít, trong đó Liên Xô là nước đi đầu. Bên cạnh đó, các lực lượng yêu chuộng hòa bình, các mặt trận đoàn kết chống phát xít trên thế giới cũng góp phần vào việc tiêu diệt một bộ phận quân đội của phe phát xít.


Cùng chủ đề:

Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh Diều
Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh Diều
Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh Diều
Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hóa thu nhập theo vùng SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh Diều
Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo về mô hình sản xuất nông nghiệp SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
Bài 5: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh Diều
Bài 6: Công nghiệp SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều
Bài 6: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh Diều