Bài 4. Lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp trang 22, 23, 24, 25, 26, 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều — Không quảng cáo

Công nghệ 9, giải công nghệ lớp 9 công nghệ trồng trọt, thiết kế và công nghệ cánh diều SGK Công nghệ Định hướng nghề nghiệp SGK Công nghệ 9 Cá


Bài 4. Lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp trang 22, 23, 24, 25, 26, 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Theo em, khi lựa chọn nghề nên dựa vào những căn cứ nào dưới đây?

Câu hỏi tr22 KĐ

Trả lời câu hỏi Khởi động trang 22 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Theo em, khi lựa chọn nghề nên dựa vào những căn cứ nào dưới đây?

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức của mình để trả lời

Lời giải chi tiết:

Theo em, khi lựa chọn nghề nên dựa vào những căn cứ:

- Sở thích

- Giá trị nghề nghiệp

- Cá tính

- Khả năng

- Cơ hội việc làm

Câu hỏi tr22 KP

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 22 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Em hiểu như thế nào về lí thuyết cây nghề nghiệp? Nêu ví dụ về chọn nghề theo “quả” và chọn nghề theo "rễ".

Phương pháp giải:

Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Lý thuyết cây nghề nghiệp là một khái niệm được sử dụng để mô tả quá trình phát triển nghề nghiệp của một cá nhân. Ý tưởng chính của lý thuyết này là mô tả sự phát triển nghề nghiệp như là một cây, với các "rễ" biểu thị cho những giá trị, kỹ năng, sở thích và kinh nghiệm cá nhân, trong khi "quả" thể hiện những mục tiêu và thành tựu nghề nghiệp.

- Chọn nghề theo "quả":

Ví dụ: Một người có thể quyết định trở thành một IT vì mong muốn được tiếp thu, sử dụng công nghệ cao và có thu nhập cao. Họ có một mục tiêu rõ ràng và xác định sẵn là trở thành một IT.

- Chọn nghề theo "rễ":

Ví dụ: Một người có khả năng giao tiếp tốt và đam mê làm việc với trẻ em có thể chọn nghề giáo viên mặc dù không có một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể. Họ lựa chọn nghề dựa trên kỹ năng và đam mê của mình, và từ đó phát triển sự nghiệp của mình dựa trên nền tảng này.

Câu hỏi tr24 KP

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 24 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Kể tên các nhóm tính cách theo lí thuyết mật mã Holland.

Phương pháp giải:

Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Các nhóm tính cách theo lí thuyết mật mã Holland:

- Thực tế

- Điều tra

- Nghệ sĩ

- Xã hội

- Doanh nhân

- Nguyên tắc

Câu hỏi tr26 KP

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 26 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Từ lí thuyết Holland, em rút ra được điều gì khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân?

Phương pháp giải:

Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Từ lí thuyết Holland, em rút ra được nhiều điều khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân:

+ Lựa chọn công việc phù hợp với tính cách thì sẽ dễ phát triển và thành công hơn

+ Khả năng và tính cách là hai yếu tố chính tạo nên sự hài lòng trong công việc.

Câu hỏi tr27 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Hãy tóm tắt nội dung cơ bản của lí thuyết cây nghề nghiệp và lí thuyết mật mã Holland.

Phương pháp giải:

Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Theo mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp, phần rễ gồm khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người được coi là phần gốc rễ của lựa chọn nghề nghiệp: phần quả gồm công việc ổn định, lương cao, mỗi trường làm việc tốt, cơ hội việc làm, được nhiều người tôn trọng được coi là thành quả thu được.

- Lí thuyết mật mã Holland chia tính cách con người ra 6 nhóm và tương ứng với mỗi nhóm tính cách là một kiểu người đặc trưng. Vị trí các kiểu người được sắp xếp theo quy ước: kiểu người ở cạnh càng xa thì tính cách càng khác nhiều hơn. Trong thực tế, tính cách của nhiều người không nằm gọn trong nhóm tính cách của một kiểu người mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm hoặc nhiều hơn. Do đó, khi tìm hiểu để biết bản thân thuộc kiểu người nào thì cần phải xem xét mình nổi trội nhất ở nhóm tính cách nào.

Câu hỏi tr27 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Cho hai tình huống dưới đây:

Tình huống 1: Trong những năm học phổ thông, H học tốt môn Toán và các môn về khoa học tự nhiên. H thích làm việc với máy móc và theo học ngành kĩ thuật điện. Sau khi tốt nghiệp đại học, H được nhận vào làm việc tại một công ty sản xuất thiết bị điện. H yêu thích và luôn hoàn thành tốt công việc của mình nên được công ty giao nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Tình huống 2: T có khả năng về hội hoạ, thích sự tự do, sáng tạo và có ý định theo học ngành mĩ thuật. Nhưng gia đình T có nhiều người làm kế toán lại muốn T theo học ngành kế toán vì dễ xin việc, công việc ổn định và lương cao. Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, T xin làm kế toán tại một công ty. Tuy nhiên một thời gian sau, T cảm thấy mệt mỏi vì công việc khá đơn điệu, nhàm chán, toàn con số khô khan. T muốn đổi sang một nghề khác.

a. Hai người H và T thuộc nhóm tính cách nào?

b. Tình huống nào là chọn nghề theo “quả”, tình huống nào là chọn nghề theo "rễ"?

Phương pháp giải:

Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a. H thuộc nhóm tính cách “Nguyên tắc”, T thuộc nhóm tính cách “Nghệ sĩ”.

b. H chọn nghề theo "rễ", T chọn nghề theo "quả".

Câu hỏi tr27 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Dựa vào lí thuyết mật mã Holland, em hãy tự xác định nhóm tính cách của bản thân và kể tên một số công việc phù hợp với nhóm tính cách đó. Báo cáo kết quả với thầy cô.

Phương pháp giải:

Dựa trên nội dung bài và thực tế để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự trả lời theo tính cách của bản thân.

Gợi ý một số câu hỏi để xác định nhóm tính cách

- Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi của mình?

- Trong các hoạt động nhóm, bạn thường đảm nhận vai trò gì?

- Bạn có thích tham gia vào các cuộc thảo luận, phân tích vấn đề hoặc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phức tạp không?

- Bạn thích sáng tạo qua việc vẽ, hát, viết lách hoặc các hoạt động nghệ thuật khác không?

- Khi bạn đối mặt với một tình huống khó khăn, bạn thường làm gì đầu tiên?

- Bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc một mình, hay bạn thích làm việc trong môi trường tập thể?

- Bạn thích tương tác với người khác và giúp đỡ họ trong các tình huống khó khăn không?

- Bạn có thích thử thách và làm việc theo nhóm trong môi trường cạnh tranh không?

- Bạn cảm thấy hạnh phúc khi giải quyết các vấn đề hoặc sắp xếp thông tin và dữ liệu theo một cách cụ thể không?


Cùng chủ đề:

Bài 2. Nhân giống vô tính cây ăn quả và thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép đoạn cành trang 11, 12, 13, 14 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Bài 3. Lựa chọn thục phẩm trang 16, 17, 18, 19, 20 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Bài 3. Thiết kế mạng điện trong nhà trang 16, 17, 18, 19, 20 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam trang 16, 17, 18, 19, 20, 21 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Bài 3. Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành trang 15, 16, 17 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Bài 4. Lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp trang 22, 23, 24, 25, 26, 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Bài 4. Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà trang 22, 23, 24, 25, 26 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Bài 4. Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết cành trang 18, 19, 20 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Bài 4. Tính chi phí bữa ăn trang 21, 22 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Bài 5. An toàn lao động trong chế biến thực phẩm trang 23, 24, 25, 26, 27, 28 SGK Công nghệ 9 Cánh diều
Bài 5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 SGK Công nghệ 9 Cánh diều