Bài 4: Ngọn lửa Ô - Lim - Pích trang 51, 52 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 3 Tuần 24: Niềm vui thể thao


Bài 4: Ngọn lửa Ô-lim-pích trang 51, 52 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc. Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích có từ khi nào. Ở đâu. Kể tên những môn thi đấu trong Đại hội Thể thao Ô-lim-pích trước đây. Quang cảnh của thành phố Ô-lim-pi-a như thế nào khi diễn ra Đại hội Thể thao. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a được thắp sáng trong giờ khai mạc bảo hiệu điều gì. Em thích hình ảnh nào trong Đại hội Thể thao Ô-lim-pích. Vì sao. Đoán tên môn thể thao qua động tác. Nói 1- 2 câu về một môn thể tha

Nội dung

Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích ở nước Hy Lạp cổ và ý nghĩa của ngọn lửa Ô-lim-pích.

Phần I

Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc.

Phương pháp giải:

Em hãy quan sát tranh và trao đổi với bạn điều em thấy trong bức tranh của bài đọc:

- Bức tranh vẽ về nội dung gì?

- Bức tranh vẽ những gì?

- Cảm xúc của những người trong tranh.

Lời giải chi tiết:

Bức tranh vẽ về Đại hội thể thao Ô-lim-pích. Trong tranh vẽ những vận động viên đang chạy về đích, nhà vô địch đang cầm bó đuốc rực cháy lửa với gương mặt sáng bừng sự chiến thắng. Hai bên là hai chiếc lá nguyệt quế và sau các vận động viên là biểu tượng 5 vòng tròn nối vào nhau.

Phần II

Đọc và trả lời câu hỏi

Ngọn lửa Ô-lim-pích

Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ.

Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thường kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,.. Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.

Từ năm 1894, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị.

Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới

(:)

• Tấu nhạc: nổi nhạc lên.

• Xung đột: va chạm, chống đối nhau do mâu thuẫn gay gắt.

• Khôi phục: lập lại.

Câu 1

Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích có từ khi nào? Ở đâu?

Phương pháp giải:

Em đọc câu văn đầu tiên để biết tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích có từ khi nào và ở đâu.

Lời giải chi tiết:

Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ.

Câu 2

Kể tên những môn thi đấu trong Đại hội Thể thao Ô-lim-pích trước đây.

Phương pháp giải:

Em đọc những câu văn đầu đoạn 2 để biết những môn thi đấu trong Đại hội Thể thao Ô-lim-pích trước đây.

Lời giải chi tiết:

Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,..

Câu 3

Quang cảnh của thành phố Ô-lim-pi-a như thế nào khi diễn ra Đại hội Thể thao?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu văn cuối đoạn văn thứ 2 để biết quang cảnh của thành phố Ô-lim-pi-a như thế nào khi diễn ra Đại hội Thể thao.

Lời giải chi tiết:

Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.

Câu 4

Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a được thắp sáng trong giờ khai mạc bảo hiệu điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu văn cuối bài để biết ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a được thắp sáng trong giờ khai mạc bảo hiệu điều gì.

Lời giải chi tiết:

Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị.

Câu 5

Em thích hình ảnh nào trong Đại hội Thể thao Ô-lim-pích? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến riêng của mình.

Lời giải chi tiết:

Tham khảo:

Trong Đại hội Thể thao Ô-lim-pích, em thích hình ảnh ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tỉnh thần hoà bình và hữu nghị. Chi tiết này thể hiện được tính trọng đại và sự mong chờ của mọi người vào hội thi, được đông đảo người hưởng ứng và cuộc thi mang tính chất hòa bình hữu nghị và cũng báo hiệu một trận đấu vô cùng bùng nổ và hấp dẫn của đại hội thể thao.

Câu 6

Đoán tên môn thể thao qua động tác.

Phương pháp giải:

Em hãy quan sát các bức tranh và đoán xem đó là môn thể thao nào.

Lời giải chi tiết:

Tranh 1: Bóng rổ

Tranh 2: Bóng đá

Tranh 3: Võ

Tranh 4: Chạy bộ

Câu 7

Nói 1- 2 câu về một môn thể thao em đã đoán được tên ở bài tập 2.

Phương pháp giải:

Em nói về môn thể thao ở bài tập 2 theo gợi ý sau;

- Môn thể thao đó là gì?

- Môn thể thao đó chơi như thế nào?

- Môn thể thao đó có lợi ích gì?

- Điều thú vị về môn thể thao đó.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Bóng rổ là môn thể thao mang tính đồng đội. Hai đội bóng, thường có năm cầu thủ sẽ thi đấu với nhau. Hai đội thi đấu sẽ phải tranh cướp bóng để ném được bóng vào rổ. Môn bóng rổ giúp rèn luyện thể lực và nêu cao tinh thần đồng đội.

Bài tham khảo 2:

Môn bóng đá, một môn giữ vị trí là “vua” các môn thể thao. Đây là môn thể thao dạy ta nhiều bài học về rèn luyện thân thể lẫn rèn luyện nhân cách đạo đức. Về mặt thể lực thi bóng đá giúp cho cơ thể phát triển toàn diện. Bóng đá là sự phối hợp của sức khỏe, sự nhanh nhẹn, sức bền bỉ, lòng dũng cảm, trí thông minh, óc linh hoạt.


Cùng chủ đề:

Bài 4: Nghe - Kể: Bồ nông có hiếu trang 68 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Nghe - Kể: Chú bé nhanh trí trang 65 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Nghe - Kể: Món quà tặng cha trang 132 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Nghe - Kể: Những người bạn trang 116 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Nghe - Kể: Ông Trạng giỏi tính toán trang 102 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Ngọn lửa Ô - Lim - Pích trang 51, 52 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Nhớ lại buổi đầu đi học trang 20, 21 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Tả cuốn sách dựa vào gợi ý trang 53 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Tả đồ dùng học tập trang 23 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Thuật lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 4: Thuyền giấy trang 130, 131 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo