Bài 4. Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 8, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều Chương 3. Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII


Bài 4. Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Đọc thông tin, tài liệu và quan sát hành 4.1, nêu những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

? mục I

Trả lời câu hỏi mục I trang 21 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Đọc thông tin, tài liệu và quan sát hành 4.1, nêu những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức mục I

Lời giải chi tiết:

Những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu.

- Trong bối cảnh đất nước rối ren, một số thế lực phong kiến đã nổi lên, tranh chấp quyền hành và thao túng triều đình, trong đó nổi trội là thế lực của Mạc Đăng Dung.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập ra triều Mạc.

? mục II

Trả lời câu hỏi mục II trang 22 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2:

- Giải thích nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam Bắc triều.

- Nêu hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.2 trong mục 1

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam – Bắc triều

- Nhà Mạc được thành lập, một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê sơ ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều

- Năm 1533, Nguyễn Kim – một tướng cũ của nhà Lê chạy vào Thanh Hoá rồi sang Lào tập hợp lực lượng, chống nhà Mạc

- Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay thế. Đất nước dần hình thành hai khu vực dưới sự kiểm soát của nhà Mạc (còn gọi là Bắc triều) và nhà Lê trung hưng (còn gọi là Nam triều).

- Mâu thuẫn Nam Bắc triều dẫn đến cuộc xung đột gần 60 năm (1533 – 1592)

Hệ quả của cuộc xung đột

- Gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên.

- Ở nhiều nơi, mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều.

- Cuộc xung đột Nam – Bắc triều cũng tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh – Nguyễn sau đó.

? mục III

Trả lời câu hỏi mục III trang 23 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Đọc thông tin và quan sát hình 4.4:

- Giải thích nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh Nguyễn

- Nếu hệ quả của xung đột Trịnh Nguyễn

Phương pháp giải:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 4.4 trong mục III.2

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh Nguyễn

- Năm 1958, trong bối cảnh xung đột Nam – Bắc triều, Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) được nhà Lê trung hưng cử vào làm Trấn thủ Thuận Hóa, sau đó là cả vùng Quảng Nam

- Quyền lực của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn ở khu vực Thuận - Quảng ngày càng lớn

- Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời (1613), mâu thuẫn giữa chính quyền Lê - Trịnh và họ Nguyễn gia tăng

- Năm 1627, nhà Lê trung hưng đưa quân đánh vào Thuận Hoá, xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nổ

Hệ quả của xung đột Trịnh Nguyễn

- Gây ra tình trạng chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới.

- Làm suy yếu quốc gia Đại Việt.

- Do nhu cầu về vũ khí trong quá trình xung đột. chính quyền Lê - Trịnh và chúa Nguyễn đã có những chính sách ưu dài dối với người phương Tây, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.

- Trước sức ép tấn công của nhà Lê – Trịnh, chúa Nguyễn tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía nam.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 23 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Lập bảng về xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn theo gợi ý sau:

Phương pháp giải:

Tổng kết kiến thức mục II và III

Lời giải chi tiết:

Nội dung

Xung đột Nam – Bắc triều

Xung đột Trịnh- Nguyễn

Nguyên nhân

- Nhà Mạc được thành lập, một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê sơ ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều

- Năm 1533, Nguyễn Kim – một tướng cũ của nhà Lê chạy vào Thanh Hoá rồi sang Lào tập hợp lực lượng, chống nhà Mạc

- Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay thế. Đất nước dần hình thành hai khu vực dưới sự kiểm soát của nhà Mạc (còn gọi là Bắc triều) và nhà Lê trung hưng (còn gọi là Nam triều).

- Năm 1958, trong bối cảnh xung đột Nam – Bắc triều, Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) được nhà Lê trung hưng cử vào làm Trấn thủ Thuận Hóa, sau đó là cả vùng Quảng Nam

- Quyền lực của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn ở khu vực Thuận - Quảng ngày càng lớn

- Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời (1613), mâu thuẫn giữa chính quyền Lê - Trịnh và họ Nguyễn gia tăng

- Năm 1627, nhà Lê trung hưng đưa quân đánh vào Thuận Hoá, xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nổ

Thời gian

1533-1592

1627-1672

Hệ quả

- Gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên.

- Ở nhiều nơi, mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều.

- Cuộc xung đột Nam – Bắc triều cũng tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh – Nguyễn sau đó.

- Gây ra tình trạng chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới.

- Làm suy yếu quốc gia Đại Việt.

- Do nhu cầu về vũ khí trong quá trình xung đột. chính quyền Lê - Trịnh và chúa Nguyễn đã có những chính sách ưu dài dối với người phương Tây, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.

- Trước sức ép tấn công của nhà Lê – Trịnh, chúa Nguyễn tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía nam.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 23 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Sưu tầm tư liệu về sông Gianh và Luỹ Thầy – ranh giới phân chia Đàng Trong Đàng Ngoài. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Phương pháp giải:

Sưu tầm tài liệu trên sách, báo, internet,….

Lời giải chi tiết:

Giới thiệu về sông Gianh và Lũy Thầy

Trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở Đèo Ngang. Nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là dòng Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy của nhà Nguyễn như Thành Kẻ Hạ (xã Hạ Trạch), Luỹ Thầy (thành phố Đồng Hới) ….

Trong bối cảnh cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh đầu thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn có công mở cõi về phương Nam và đương đầu với quân Trịnh nên Đào Duy Từ đã thành lập hệ thống thành lũy dựa vào địa thế hiểm trở để ngăn chặn. Đôi bờ sông Gianh vì thế đã trở thành ranh giới đàng Trong-đàng Ngoài nhiều năm, trước khi giang sơn thu về một mối ở thời Tây Sơn và thời Nguyễn. Tìm hiểu về hệ thống thành lũy này để có thể hiểu được tri thức quân sự thời cổ của cha ông ta.

Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình. Lũy cao 12 thước, dài 10 dặm, trải dài từ núi Đầu Màu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển, có hình cong như hình cầu vồng. Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được. Cứ mỗi đoạn 40 thước lại xây một pháo đài, đặt súng Thần công án ngự. Từ đó, chiến tranh Trịnh-Nguyễn thực sự xảy ra. Sông Gianh (còn gọi là Linh Giang) là giới hạn. Khi Đào Duy Từ qua đời, chúa Nguyễn truy tặng ông là Trụ Quốc Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Lộc Khê Hầu.

Năm Minh Mạng thứ 12 (1841), Lũy Thầy được sắc phong làm “Định Bắc Trường Thành” và Đào Duy Từ được truy phong làm Khai Quốc Công Thần.

Mặc dù Lũy Thầy được đắp bằng đất, nhưng là một công trình phòng thủ khá bề thế, kết hợp với con hào tự nhiên là con sông Gianh, vì thế nơi đây trở thành một phòng tuyến quân sự lợi hại. Ngay từ thời các chúa Nguyễn đã có câu ca về thành cao, hào sâu này:

“Lũy Thầy ai đắp mà cao

Sông Gianh ai bới, ai đào mà sâu”.


Cùng chủ đề:

Bài 2. Cách mạng công nghiệp - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 2. Địa hình Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 3. Thực hành: Tìm hiểu về ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 3. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 4. Khoáng sản Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 4. Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 5. Khí hậu Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 5. Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 6. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 6. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 7. Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều