Bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 4, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 4 Tuần 21: Cuộc sống mến yêu


Bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Đoạn văn có nội dung gì. Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào. Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào. Tác giả đã nhân hóa cây si bằng cách nào. Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật (gốc, thân, lá,…) của một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở. Tìm vần và thêm dấu thanh (nếu cần) phù hợp với mỗi ngôi sao để tạo thành từ gợi tả hình dáng, âm thanh, màu sắc,..dựa vào hình gợi ý.

Câu 1

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Thân cây bàng vững chãi đỡ những cành lớn vươn dài ra xa, cành nhỏ chĩa đều xung quanh. Cành cây nào cũng dày lá. Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá già xanh thẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh. Tán cây kết dày những bông hoa xanh ấy lặng lẽ che mát một khoảng sân trường.

- Đoạn văn có nội dung gì?

- Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Theo em, cây bàng đem lại ích lợi gì cho trường của bạn nhỏ?

b. Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay đi cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm.

- Đoạn văn tả bộ phận nào của cây si?

- Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Tác giả đã nhân hóa cây si bằng cách nào? Cách nhân hóa đó có gì thú vị?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a.

- Đoạn văn miêu tả cây bàng.

- Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng, xanh sẫm, dày dặn, bàn tay người lớn, một bông hoa xanh nhiều cánh.

- Theo em, cây bàng đem lại ích lợi cho trường của bạn nhỏ: che mát một khoảng sân trường.

b.

- Đoạn văn miêu tả lá cây si.

- Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: nhỏ, nhiều, chòm râu, xanh quanh năm.

- Tác giả nhân hóa cây si trong câu "Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm". Điều này giúp cây si trở nên gần gũi, mật thiết với con người.

Câu 2

Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật (gốc, thân, lá,…) của một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.

Phương pháp giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa phượng e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng.

Câu 3

Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự đọc và chỉnh sửa lại đoạn văn

Câu 4

Chia sẻ với bạn những điều em thích trong đoạn văn của mình

Lời giải chi tiết:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình với bạn.

Vận dụng

Câu 1:

Tìm vần và thêm dấu thanh (nếu cần) phù hợp với mỗi * để tạo thành từ gợi tả hình dáng, âm thanh, màu sắc,..dựa vào hình gợi ý

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- véo von

- rậm rạp

- lấp lánh

- róc rách

- xinh xắn

- mênh mông

Câu 2

Nói 1 – 2 câu có từ tìm được trên đường đi ở bài tập 1

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đặt câu.

Lời giải chi tiết:

- Cánh đồng rộng mênh mông.

- Tiếng nước chảy róc rách.


Cùng chủ đề:

Bài 5: Tìm ý và viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 5: Trả bài văn thuật lại một sự việc trang 98 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 5: Trạng ngữ trang 96 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 5: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc trang 128 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 5: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn thuật lại một sự việc trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 5: Điều ước của vua Mi - Đát trang 25 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 5: Động từ trang 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 6: Bài văn viết thư trang 101 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 6: Giới thiệu một sản phẩm thực hiện ở trường trang 132 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 6: Giới thiệu về một công trình kiến trúc trang 100 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo