Bài 6. Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ 7đến giữa thế kỉ 19 SGK Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo
Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 26 SGK Lịch sử và địa lí 7
Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh)
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 1 trang 26.
B2: Xác định các triều đại gắn với từng mốc thời gian, sắp xếp theo thứ tự.
Lời giải chi tiết:
Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn:
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 27 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Em hãy nêu những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Mô tả sự thịnh vượng đó qua mô hình phục dựng 6.2 và tư liệu 6.3
Phương pháp giải:
Quán sát hình 6.2 và đọc tư liệu 6.3 có thể thấy: khung cảnh đường phố nhộn nhịp, sự phồn thịnh thể hiện ở việc nơi đâu cũng có lương thực “khách đi đường mấy nghìn dặm không cần mang theo lương thực”.
Lời giải chi tiết:
Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:
- Nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Khoa thi được tổ chức để tuyển chọn nhân tài làm quan
- Mở rộng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm chiếm Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam
- Miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân,...
- Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây.
- Thế kỉ VII và VIII, Trường An có nhiều người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp.
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Em hãy mô tả những biểu hiện sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh. Bức tranh 6.6 cho em biết điều gì về hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh?
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3 trang 28, 29 SGK
Lời giải chi tiết:
Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:
- Nông nghiệp:
+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi.
+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…
- Thủ công nghiệp:
+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...
+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất
- Thương mại:
+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.
+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới.
+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế
Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 29 SGK Lịch sử và địa lí 7
1. Tại sao thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc?
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1 SGK
Lời giải chi tiết:
Thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc
- Sự phát triển kinh tế dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.
- Bộ máy nhà nước thời Đường được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, xã hội ổn định.
- Mở khoa thi để tuyển chọn người tài cho đất nước.
- Kinh tế phát triển, nhà nước giảm tô thuế, thi hành chế độ quân điền.
- Nhà Đường tìm cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược nước láng giềng.
Luyện tập Câu 2
2. lập bảng thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và thời Minh-Thanh. Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh-Thanh so với thời Đường là gì?
Lĩnh vực |
Thời Đường |
Thời Minh-Thanh |
Nông nghiệp |
||
Thủ công nghiệp |
||
Thương nghiệp |
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 2 và 3 SGK
B2: Rút ra sự khác nhau về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Minh-Thanh so với thời Đường
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực |
Thời Đường |
Thời Minh-Thanh |
Nông nghiệp |
Miễn giảm sưu thuế, chế độ quân điền |
- Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng - Nhập nhiều giống cây mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh |
Thủ công nghiệp |
Gốm sứ, tơ lụa có mặt tại phương Tây |
- Phát triển đa dạng - Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy - Xưởng thủ công xuất hiện, vùng chuyên môn sản xuất |
Thương nghiệp |
Gắn liền với “Con đường tơ lụa”. Nhiều thương nhân nước ngoài đến sinh sống tại Trường An |
- Buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh - Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế |
Vận dụng
Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Thời Minh - Thanh, trấn Cảnh Đức (Giang Tây) trở thành kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Em hãy sưu tầm tư liệu trên sách báo, internet, viết 1 bài khoảng 15 dòng, giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức.
(Gợi ý tham khảo trang web:
http://nghethuatxua.com/lich-su-phat-trien-va-quy-trinh-san-xuat-do-su-canh-duc-tran )
Phương pháp giải:
Thông qua link gợi ý, viết 1 đoạn ngắn:
- Cảnh Đức trấn ở đâu?
- Tại sao gốm ở đây nổi tiếng?
Lời giải chi tiết:
Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, trong một vùng núi non, nối với bên ngoài nhờ một nhánh sông Trường Giang. Gốm sứ sản xuất tại đây được vận chuyển theo đường thủy đi khắp nơi trên thế giới.
Gốm được sản xuất ở Cảnh Đức Trấn từ cách đây khoảng 2.000 năm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ. Nhờ nguồn cao lanh và sự tài hoa của những người thợ, gốm sứ Cảnh Trấn Đức được đánh giá là có kỹ thuật vượt trội, vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc.
Kỹ thuật sản xuất gốm ở Cảnh Đức Trấn đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.