Bài 7. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử 11, giải Sử 11 Kết nối tri thức với cuộc sống Chủ đề 4. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giả


Bài 7. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức

Khai thác hình 2 và thông tin trong mục, nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Cho biết vị trí đó ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 45 SGK Lịch sử 11

Khai thác hình 2 và thông tin trong mục, nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam

Cho biết vị trí đó ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trong lịch sử Việt Nam.

Phương pháp giải:

Đ ọc nội dung mục 1 trang 44, 45 SGK

Lời giải chi tiết:

1. Vị trí địa chiến lược của Việt Nam

- Việt Nam nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Việt Nam là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo

=> Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng

2. Vì Việt Nam là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng nên trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

3. * Vai trò

- Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam

- Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước

* Ý nghĩa

- Hình thành và nâng cao lòng tự hào, yêu nước, ý thức tự cường

- Tô đậm truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc

? mục 2 a

Trả lời câu hỏi 2a trang 47 SGK Lịch sử 11

1. Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2. Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi đó

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2a trang 45, 46 SGK

Lời giải chi tiết:

1. Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Kháng chiến chống quân Nam Hán – năm 938 – Ngô Quyền

- Kháng chiến chống quân Mông Cổ - năm 1258 – Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ

- Kháng chiến chống quân Nguyên – năm 1285 – Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn

- Kháng chiến chống quân Xiêm – năm 1785 – Nguyễn Huệ

- Kháng chiến chống quân Thanh – năm 1789 – Quang Trung

2. Một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi.

- Các cuộc cách mạng đều có người lãnh đạo tài ba

- Đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; chiến lược chiến thuật linh hoạt

- Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được phát huy, dựa vào dân để tiến hành kháng chiến lâu dài

- Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, ngoại giao và tâm lí chiến để tăng cường sức mạnh kháng chiến

? mục 2 b

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 47 SGK Lịch sử 11

1. Khai thác tư liệu 2 và thông tin trong mục, nêu những biểu hiện của tinh thần đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến

2. Giải thích những nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến

Phương pháp giải:

Đ ọc nội dung mục 2b trang 47 SGK

Lời giải chi tiết:

1. Biểu hiện

- Thời nhà Lý, Lý Thường Kiệt đã huy động các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc tham gia chiến thuật “Tiên phát chế nhân”.

- Thời nhà Trần thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức” nên giặc phải thua vậy.

- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ đã đi tới thắng lợi trọn vẹn.

2. Nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến

- Thứ nhất, các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc

- Thứ hai, nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn. Tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến, tạo thành khối đoàn kết toàn dân vững chắc

- Thứ ba, kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo

- Thứ tư, những người lãnh đạo, chỉ huy cuộc kháng chiến là các vị tướng tài năng, mưu lược như: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Nguyễn Huệ…

- Một số nguyên nhân khác: chiến tranh phi nghĩa, đường hành quân xa, thiểu lương thực, không quen địa hình…

? mục 3 a

Trả lời câu hỏi mục 3a trang 48 SGK Lịch sử 11

Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử dân tộc

Phương pháp giải:

Đ ọc nội dung mục 3a trang 48 SGK

Lời giải chi tiết:

Một số nét chính về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử dân tộc

- Các cuộc kháng chiến không huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

- Đường lối kháng chiến chưa phù hợp, không có chiến lược, chiến thuật phù hợp

- Người lãnh đạo không kiên quyết, dễ bị dao động

? mục 3 b

Trả lời câu hỏi mục 3b trang 49 SGK Lịch sử 11

1. Khai thác tư liệu 3, em rút ra bài học lịch sử gì?

2. Giải thích nguyên nhân không thành công của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

Phương pháp giải:

Đ ọc nội dung mục 3b trang 49 SGK

Lời giải chi tiết:

1. Bài học lịch sử rút ra:

- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh

- Có đường lối kháng chiến kiên quyết, người lãnh đạo tài năng

- Có chiến lược, chiến thuật đấu tranh phù hợp

- Tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước

- Xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt với các nước và luôn chủ động trong việc bảo vệ Tổ quốc

2. Nguyên nhân không thành công của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

- Người lãnh đạo không tập hợp được nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân

- Trong quá trình tổ chức kháng chiến, người lãnh đạo, chỉ huy phạm một số sai lầm nghiêm trọng

- Bên cạnh đó tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân cũng là nguyên nhân khách quan

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi luyện tập 1 trang 49 SGK Lịch sử 11

Lập sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chính của một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 (thời gian, đối tượng xâm lược, chiến thắng tiêu biểu, kết quả)

Lời giải chi tiết:

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi luyện tập 2 trang 49 SGK Lịch sử 11

Kể tên một số vị tướng tài giỏi trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Em ấn tượng với vị tướng nào nhất? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm: Lê Hoàn, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ, Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn

Em có ấn tượng với vị tướng Nguyễn Huệ nhất vì ông có những cống hiến lớn cho lịch sử dân tộc. Ông cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa, lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong – Đàng Ngoài, đặt cơ sở khôi phục thống nhất quốc gia và cuối cùng là sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 49 SGK Lịch sử 11

Sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy chỉ ra những bài học từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Những bài học đó có giá trị như thế nào đối với công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Lời giải chi tiết:

* Những bài học từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

- Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời điểm và mọi tình huống.

- Chăm lo đời sống cho nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lịch sử cho thấy cứ khi nào nhân dân ta đoàn kết một lòng thì không một kẻ thù nào có thể làm tổn hại đến nền độc lập của dân tộc, ngược lại khi nhân dân không đoàn kết thì khi đó kẻ thù mới có cơ hội cướp nước ta.

- Chú trọng xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ và hiện đại

- Tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn dân.

- Xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước và luôn luôn chủ động trong việc bảo vệ Tổ quốc.

* Những bài học đó có giá trị to lớn đối với công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Kiên định đường lối, chủ trương lãnh đạo của Ðảng

- Phát huy sức mạnh của lực lượng binh chủng hợp thành, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động, xây dựng thế trận phản công vững chắc

- Vận dụng nghệ thuật chiến dịch phản công linh hoạt, sáng tạo, chuyển hóa thế trận đúng thời cơ


Cùng chủ đề:

Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Bài 3. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Bài 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Bài 7. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức