Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) SGK lịch sử 12 Cánh Diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử 12, giải Sử 12 Cánh diều Chủ đề 3: Cách mạng tháng tám năm 1945, chiến tranh giả


Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945 -1954)?

? mục 1

Trả lời câu hỏi 1 mục 1 t rang 35, SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945 -1954)?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Bối cảnh lịch sử (SGK trang 33)

- Chỉ ra bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945 -1954).

Lời giải chi tiết:

- Trên thế giới, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. Tuy vậy, quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp và từng bước chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh.

- Ở trong nước, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới. Tuy vậy, vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bị các nước đế quốc liên kết với các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá, xâm lược.

? mục 2 a

Trả lời câu hỏi 2 mục 2 t rang 35, SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2a. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ (1945)(SGK trang 35)

- Chỉ ra diễn biến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.

Lời giải chi tiết:

- Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập, quân Pháp đã xả súng vào người dân. Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

- Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng quân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược bằng nhiều hình thức như đánh phá kho tàng, chặn nguồn tiếp tế của địch, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố...

- Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, xung phong vào đội quân "Nam tiến", cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.

- Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp, đẩy quân Pháp vào thế bị động và phải giam chân tại đây trong nhiều tháng, tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

? mục 2 b

Trả lời câu hỏi 3 mục 2 t rang 36, SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Đọc thông tin và khai thác hình 3,4, trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1950?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2b. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)(SGK trang 35)

- Chỉ ra diễn biến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.

Lời giải chi tiết:

- Từ tháng 11-1946, thực dân Pháp từng bước khiêu khích, tấn công quân sự tại

Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Hà Nội... Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu này không được chấp nhận thì chậm nhất sáng ngày 20-12-1946 quân Pháp sẽ hành động.

- Trước những hành động gây hấn của Pháp, ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ

Trung ương Đảng họp mở rộng tại Vạn Phúc (Hà Nội) quyết định phát động kháng chiến toàn quốc.

- Từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1950, quân dân Việt Nam đã từng bước làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp, tiến đến giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 từ tháng 12-1946 đến tháng 2-1947: Cuộc chiến đầu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 (Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng,...) bước đầu làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp. Đặc biệt, cuộc chiến đấu của quân dân Thủ đô Hà Nội đã giam chân quân Pháp trong gần 2 tháng, tạo điều kiện để các cơ quan của Đảng, Chính phủ rút lui khỏi Hà Nội an toàn.

- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947: Tháng 10-1947, quân Pháp tấn công lên Việt Bắc. Quân dân Việt Nam đã chủ động phản công và giành thắng lợi lớn ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Đoan Hùng, Khe Lau... Sau hơn hai tháng, quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp.

- Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950: Tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Sau hơn một tháng, chiến dịch kết thúc thắng lợi. Quân Pháp phải rút khỏi Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê... Lực lượng kháng chiến giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

? mục 2 c

Trả lời câu hỏi 4 mục 2 t rang 38, SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Trình bày khái quát bước phát triển mới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1951 đến năm 1953?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2c. Bước phát triển mới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953) (SGK trang 35)

- Chỉ ra bước phát triển mới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1951 đến năm 1953.

Lời giải chi tiết:

-Từ cuối năm 1950, được sự ủng hộ và viện trợ của Mỹ. Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi, tập trung lực lượng xây dựng tuyến công sự phòng thủ bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, tiến hành chiến tranh tổng lực bình định vùng tạm chiếm.

- Trong bối cảnh mới, quản dân cả nước tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến, giành được thắng lợi trên nhiều lĩnh vực.

- Chính trị: Tháng 2-1951, Đại hội - đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương hợp tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang), quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam. Tháng 3-1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt, Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào được thành lập.

- Quân sự: Quân đội nhân dân Việt Nam chủ động mở nhiều chiến dịch tiến công và phản công để giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ: các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (1950 - 1951): chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952); chiến dịch Tây Bắc (1952): chiến dịch Thượng Lào (1953),....

- Kinh tế: Thủ công nghiệp và công nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và một phần nhu cầu vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho bộ đội. Nông nghiệp có bước phát triển mới: năm 1953, vùng tự do và vùng căn cứ đu kích từ Liên khu IV

trở ra sản xuất được 2,7 triệu tấn thóc thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.

- Văn hóa: Tiếp tục triển khai thực, hiện cuộc- Cải cách giáo dục lần thứ nhất (tiến hành từ năm 1950) theo phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất. Đến năm 1952, phong trào Bình dân học vụ đã giúp 14 triệu người thoát nạn mù chữ. Đến năm 1953 đã có 10 450 lớp học bổ túc văn hóa được mở. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp.

? mục 2 d

Trả lời câu hỏi 5 mục 2 t rang 39, SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8, trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1953 - 1954. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có tác động như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2d. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1951-1953) (SGK trang 38)

- Chỉ ra những nét chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1953 - 1954. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có tác động như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lời giải chi tiết:

- Tháng 7-1953, được sự viện trợ của Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Na-va, với hi vọng trong 18 tháng sẽ giành một thắng lợi quân sự quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự"

- Tháng 9-1953. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch tác chiến trong đông - xuân 1953 - 1954. Phương hướng chiến lược là tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà quân Pháp tương đối yếu, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng trên những địa bản xung yếu không thể bò.

- Trong Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, bộ đội chủ lực mở một loạt chiến dịch tấn công quân Pháp ở Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên,... đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng quân Pháp, làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va.

- Tháng 11-1953, sau khi phát hiện bộ đội chủ lực của Việt Nam tiến lên Tây Bắc, Na-va quyết định điều quân lên chiếm giữ Điện Biên Phủ, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

- Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng quân Pháp, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào, giành thắng lợi quân sự quyết định.

- Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt, từ ngày 13-3-1954 đến ngày 7-5-1954 Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của quân Pháp đầu hàng.

- Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Thắng lợi này cũng đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi tại Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương

? mục 3 a

Trả lời câu hỏi 6 mục 3 t rang 40, SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 3a. Nguyên nhân thắng lợi (SGK trang 39)

- Chỉ ra nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lời giải chi tiết:

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là sự kết hợp của những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

- Nguyên nhân chủ quan: Sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.  Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước và mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, mở rộng; lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

- Nguyên nhân khách quan: - Sự đoàn kết chiến đấu của liên minh nhân dân ba nước Đông Dương. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô. Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

? mục 3 b

Trả lời câu hỏi 7 mục 3 t rang 40, SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 3a. Ý nghĩa lịch sử (SGK trang 40)

- Chỉ ra ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lời giải chi tiết:

-Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 1954) đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.


Cùng chủ đề:

Bài 2: Trật tự thế giới trong chiến tranh lạnh SGK lịch sử 12 Cánh Diều
Bài 3: Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh SGK lịch sử 12 Cánh Diều
Bài 4: Sự ra đời và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) SGK lịch sử 12 Cánh Diều
Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực SGK lịch sử 12 Cánh Diều
Bài 6: Cách mạng tháng tám năm 1945 SGK lịch sử 12 Cánh Diều
Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) SGK lịch sử 12 Cánh Diều
Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) SGK lịch sử 12 Cánh Diều
Bài 9: Đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc từ năm 1945 đến nay SGK lịch sử 12 Cánh Diều
Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay SGK lịch sử 12 Cánh Diều
Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay SGK lịch sử 12 Cánh Diều
Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 SGK lịch sử 12 Cánh Diều