Bài 7: Về ngôi nhà đang xây trang 109 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 5, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 chân trời sáng tạo, tập đọc lớp 5 Tuần 13. Chung sống yêu thương


Bài 7: Về ngôi nhà đang xây trang 109 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trao đổi với bạn những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.

Khởi động

Trả lời câu hỏi khởi động trang 109 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Trao đổi với bạn những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ bức tranh của bài đọc và trao đổi với bạn.

Lời giải chi tiết:

Bức tranh vẽ cảnh một ngôi nhà đang xây. Xa xa có các tòa nhà cao tầng. Có hai bạn học sinh đang chỉ tay và nói về ngôi nhà.

Nội dung bài đọc

Hình ảnh ngôi nhà đang xây dở được bao bọc, gần gũi với bác thợ xây, gắn bó thân thiết với thiên nhiên và đặc biệt được hoàn thiện sau từng ngày giống như một đứa trẻ được gia đình che chở, lớn lên với những tâm huyết, hi vọng của gia đình.

Bài đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 110 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay.

Tạm biệt!

Ngôi nhà tựa vào nền trời sấm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh...

Đồng Xuân Lan

- Giàn giáo: giản làm bằng gỗ, tre hoặc sắt để công nhân xây dụng làm việc trên cao.

- Trụ bê tông: cột chịu lục toàn bộ ngôi nhà được đúc bằng thép, xi măng, đá, cát và nước.

- Cái bay: dụng cụ gồm một miếng thép mỏng hình lá lắp vào cán, dùng để xây, trát, láng.

Trong hai khổ thơ đầu, ngôi nhà đang xây được tả bằng những hình ảnh nào? Cách tả đó có gì độc đáo?

- Hình ảnh so sánh

- Hình ảnh nhân hoa

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai khổ thơ đầu của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh so sánh:

+ Giàn giáo tựa cái lồng che chở

+ Ngôi nhà tựa vào nền trời sấm biếc

+ Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

- Hình ảnh nhân hoá:

+ Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

+ Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

=> Ngôi nhà đang xây được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hóa khiến ngôi nhà trở nên rất sinh động.

Bài đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 110 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Hình ảnh bác thợ nề được tả ở khổ thơ đầu gọi cho em suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai khổ thơ đầu của bài đọc, suy nghĩ và tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh bác thợ nề được tả ở khổ thơ đầu gọi cho em suy nghĩ bác là người rất chất phác, nhân hậu, dễ gần, thân thiện.

Bài đọc 4

Trả lời câu hỏi 14 bài đọc trang 110 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối bài?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai câu thơ cuối của bài đọc suy nghĩ để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ngôi nhà đang xây dở vừa là một cái gì đó có thật, vừa là một cái gì đó trừu tượng. Nó tượng trưng cho một cuộc sống mới, hiện đại và hạnh phúc, đang dần dần được hình thành và phát triển trên đất nước ta. Bài thơ không đơn thuần chỉ là viết về một ngôi nhà đang xây dở nữa mà còn là viết về “con người”. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm trẻ nhỏ cũng vậy, sẽ học hành, sẽ lớn lên với cuộc đời.

- Học thuộc lòng bài thơ.

Bài đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 110 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Tìm những hình ảnh nói về sự gắn bó của mỗi sự vật sau với ngôi nhà đang xây.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh nói về sự gắn bó của mỗi sự vật với ngôi nhà đang xây:

- Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

- Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

- Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.

Đọc mở rộng

Trả lời câu hỏi đọc mở rộng trang 110 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Đọc mở rộng:

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm Chung sống yêu thương

(a) Tìm đọc bản tin:

c. Cùng bạn chia sẻ:

– Bản tin đã đọc.

− Nhật kí đọc sách.

– Những điều em hiểu biết thêm.

– Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bản tin.

- ?

d. Ghi chép tóm tắt một bản tin được bạn chia sẻ bằng sơ đồ.

- Thông tin 1

- Thông tin 2

- ?

(e) Đọc một bản tin được bạn chia sẻ mà em thích.

Phương pháp giải:

Em tìm đọc bản tin và hoàn thành theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Em tìm đọc bản tin và hoàn thành theo yêu cầu.


Cùng chủ đề:

Bài 7: Theo chân Bác trang 109 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 7: Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 1) trang 112 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 7: Trả bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 3) trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 7: Trả bài văn tả người (Bài viết số 2) trang 73 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 7: Trả bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 2) trang 71 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 7: Về ngôi nhà đang xây trang 109 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 7: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1) trang 36 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 7: Viết bài văn tả phong cảnh trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 7: Việt Nam trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 7: Đoạn văn giới thiệu về nhân vật trong một cuốn sách đã đọc trang 112 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 8: Ban mai trang 42 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Chân trời sáng tạo