Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn trang 35, 36 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 kết nối tri thức, tập đọc lớp 3 Tuần 22: Những sắc màu thiên nhiên


Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn trang 35, 36 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Nói điều em biết về một loài vật trong rừng. Tìm những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn (nơi ở của loài voi) Dựa vào tranh và nội dung bài đọc, kể lại hoạt động thường ngày của loài voi. Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.Nêu những đặc điểm của loài voi. Em thích nhất đặc điểm nào của chúng? Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về loài voi?

Phần I

Nói điều em biết về một loài vật trong rừng.

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu về một số loài vật sống trong rừng và nói với

Lời giải chi tiết:

- Hươu cao cổ là một loài vật sống trong rừng. Chú hươu cao nhất có thể cao tới gần 6 mét. Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên cao và dễ dàng phát hiện kẻ thù. Nó chỉ bất tiện khi hươu cúi xuống thấp. Khi đó, hươu cao cổ phải xoạc hai chân trước thật rộng mới cúi được xuống vùng nước để uống.

- Hổ là động vật hung dữ chuyên ăn thịt con vật khác. Hổ có 4 chân, dưới bàn chân có móng dài, nhọn sắc. Hổ có lông màu vàng đậm và có vằn đen. Hổ đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Hổ sống theo bầy đàn. Hổ còn có tên gọi khác là cọp.

- Voi là con vật to lớn, có 4 chân và cái vòi dài. Con voi còn có đôi ngà màu trắng rất cứng và có cái đuôi dài. Voi thích ăn mía và lá cây. Voi lấy thức ăn bằng vòi và dùng voi để uống nước. Voi sống thành từng bầy đàn. Voi rất khỏe, nó giúp con người nhiều việc nặng nhọc như kéo gỗ, trở đồ, hàng. Voi đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

Phần II

Bầy voi rừng Trường Sơn

Dãy Trường Sơn chạy dọc miền Trung nước ta. Đường lên Trường Sơn có nhiều cánh rừng hoang vu. Trong rừng, cây mọc tầng tầng lớp lớp, núi đá chen lẫn đồi cây, sương phủ quanh năm. Nơi đó có những nguồn suối không bao giờ cạn, những bãi chuối đỏ rực trời hoa đỏ, những rừng lau bát ngát, ngày đêm giũ lá rào rào,… Đó là xứ sở của loài voi.

Voi sống thành từng bầy rất đông. Chúng ăn rất khỏe. Để nuôi sống cơ thể to lớn của mình, mỗi con voi phải ăn khoảng 150 ki-lô-gam cây cỏ mỗi ngày. Chúng phải đi liên tục để tìm cái ăn. Từ trên núi, chúng xuống đồng cỏ, rồi từ đồng cỏ, chúng lại lên núi. Buổi trưa, chúng trú nắng trong cánh rừng rậm. Chiều xuống, chúng đi tắm ở những quãng sông vắng, rồi lại lững thững lên bãi tìm thức ăn. Vào lúc rạng sáng và chiều tà, chúng rống rền vang, oai nghiêm và đầy uy lực.

Voi là loài vật thông minh, có tình nghĩa. Chúng tận tâm và thương mến nhau chẳng khác gì con người. Một con đau yếu thì cả bầy biếng ăn, ngơ ngác. Một con sa bẫy thì cả bầy tìm cách cứu giúp, dù có phải chịu đói khát hoặc tạm dừng chuyến đi.

(Theo Vũ Hùng)

Từ ngữ:

- Tầng tầng lớp lớp: (cây) mọc rậm rạp, cây cao cây thấp

- Rống: kêu to, vang và kéo dài (thường nói về một số loài thú)

Câu 1

Tìm những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn (nơi ở của loài voi)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất để tìm những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn.

Lời giải chi tiết:

Những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn là:

Đường lên Trường Sơn có nhiều cánh rừng hoang vu. Trong rừng, cây mọc tầng tầng lớp lớp, núi đá chen lẫn đồi cây, sương phủ quanh năm. Nơi đó có những nguồn suối không bao giờ cạn, những bãi chuối rực trời hoa đỏ, những rừng lau bát ngát, ngày đêm giũ lá rào rào,…

Câu 2

Dựa vào tranh và nội dung bài đọc, kể lại hoạt động thường ngày của loài voi.

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức tranh và dựa vào nội dung bài đọc để kể lại hoạt động của loài voi.

Lời giải chi tiết:

- Tranh 1: Loài voi đi từ trên núi xuống đồng cỏ để kiếm ăn

- Tranh 2: Loài voi đi từ đồng cỏ lên núi

- Tranh 3: Buổi trưa, đàn voi trú nắng trong cánh rừng rậm.

- Tranh 4: Chiều xuống, chúng đi tắm ở những quãng sông vắng.

Câu 3

Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lại lần lượt các đoạn của bài đọc và sắp xếp các ý cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn 1: Giới thiệu về dãy Trường Sơn – nơi ở của loài voi

- Đoạn 2: Mô tả hoạt động thường ngày của loài voi

- Đoạn 3: Cảm nghĩ về loài voi

=> Thứ tự các ý theo trình tự các đoạn trong bài lầ: Giới thiệu nơi ở của loài voi => Mô tả hoạt động thường ngày của loài voi => Cảm nghĩ về loài voi

Câu 4

Nêu những đặc điểm của loài voi. Em thích nhất đặc điểm nào của chúng?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn cuối để nhận biết các đặc điểm của loài voi và suy nghĩ xem trong các đặc điểm đó, em thích nhất đặc điểm nào?

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm của loài voi là: thông minh, tình nghĩa, tận tâm và thương mến nhau.

Trong các đặc điểm trên, em thích nhất là sự thương mến nhau của loài voi. Chúng giống như con người, rất đoàn kết với nhau.

Câu 5

Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về loài voi?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Qua bài đọc, em biết thêm về hoạt động của loài voi và những đặc điểm của loài voi.

Nội dung

Bài đọc cho thấy vẻ đẹp của cảnh vật rừng Trường Sơn và bầy voi – loài vật mang vẻ đẹp khỏe khoắn, thông minh và tình nghĩa.


Cùng chủ đề:

Bài 7: Kể chuyện Sự tích hoa mào gà trang 33, 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 7: Mặt trời xanh của tôi trang 32, 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 7: Mùa hè lấp lánh trang 34, 35 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 7: Nghe - Viết: Mùa hè lấp lánh trang 37 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 7: Nhớ - Viết: Mặt trời xanh của tôi trang 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn trang 35, 36 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 8: Luyện tập trang 37, 38, 39 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 8: Luyện tập trang 40, 41 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 8: Tạm biệt mùa hè trang 38, 39 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 8: Đọc mở rộng trang 37 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 8: Đọc mở rộng trang 40 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống