Bài 9. Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức
Hãy giới thiệu nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII. Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. Trình bày những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
? mục 1 a
Trả lời câu hỏi mục 1a trang 40 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Hãy giới thiệu nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 1a
Lời giải chi tiết:
Nét chính về tình hình nông nghiệp
- Ở Đàng Ngoài:
+ Sản xuất nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, tình trạng chiếm ruộng công thành ruộng tư phổ biến
+ Nông dân mất ruộng, phải lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho nhà nước,…
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém,…
- Ở Đàng Trong
+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt
+ Hình thành tầng lớp địa chủ lớn, tình trạng nông dân mất ruộng chưa nghiêm trọng như Đàng Ngoài
? mục 1 b
Trả lời câu hỏi mục 1b trang 41 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 1b
Lời giải chi tiết:
Minh chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp nhà nước:
+ Cả 2 chính quyền đều duy trì hoạt động quan xưởng
+ Sản phẩm phong phú như sản xuất vũ khí, may trang phục, đồ trang sức cho quan lại, đúc tiền,…
- Thủ công nghiệp nhân dân:
+ Phát triển mạnh mẽ hơn như dệt lụa, đồ gốm, rèn sắt,….
+ Làng nghề thủ công nổi tiếng như Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội),…
? mục 1 c
Trả lời câu hỏi mục 1c trang 42 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
Phương pháp giải:
Khai thác tư liệu 1, 2 và đọc thông tin trong mục 1c
Lời giải chi tiết:
- Nội thương:
+ Mạng lưới chợ được hình thành
+ Nhiều đô thị xuất hiện, khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII như Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường
- Ngoại thương: Phát triển, hình thành nhiều trung tâm buôn bán lớn
+ Đàng Ngoài: Phố Hiến (Hưng Yên)
+ Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),…
+ Nửa sau thế kỉ XVIII, chính quyền thi hành chính sách hạn chế ngoại thương
? mục 2 1
Trả lời câu hỏi 1 mục 2 trang 43 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Trình bày những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 2
Lời giải chi tiết:
Sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo
• Tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:
- Tôn giáo:
+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đã cao trong học tập, thi cử và tuyến chọn quan lại.
+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi ở các thế kỉ này.
+ Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta, đến thế kỉ XVII được lan truyền trong cả nước.
- Tín ngưỡng: tại các làng xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm, thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, đất nước.
• Chữ viết:
- Chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh cũng được sáng tạo.
- Dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.
• Văn học:
- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế
- Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.
+ Một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng. Bộ diễn ca Thiên Nam ngữ lục,
+ Các nhà thơ nổi tiếng thời kì này như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,... Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật.
- Văn học dân gian phát triển với nhiều thế loại như: truyện tiểu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,... Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
• Nghệ thuật dân gian
+ Phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa. Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng....
+ Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,...
? mục 2 2
Trả lời câu hỏi 2 mục 2 trang 43 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 2
Lời giải chi tiết:
Nhận xét
- Đa dạng tôn giáo, các tín ngưỡng dân gian tiếp tục được duy trì và phát triển
- Chữ Quốc ngữ ra đời tiện lợi và khoa học
- Văn học chữ Nôm đạt nhiều thành tựu và sự phát triển của văn học dân gian thể hiện được tinh thần dân tộc.
- Nghệ thuật dân gian phong phú
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 43 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Hãy lập bảng tóm tắt nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI- XVIII theo các tiêu chí sau: Lĩnh vực, Sự chuyển biến
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực |
Sự chuyển biến |
Kinh tế |
- Ở Đàng Ngoài: Sản xuất nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, nông dân mất ruộng, mất mùa, đói kém,… - Ở Đàng Trong: Phát triển rõ rệt, hình thành tầng lớp địa chủ lớn, tình trạng nông dân mất ruộng chưa nghiêm trọng như Đàng Ngoài
- Thủ công nghiệp nhà nước: Duy trì hoạt động quan xưởng, sản xuất vũ khí, may trang phục, đồ trang sức cho quan lại, đúc tiền,… - Thủ công nghiệp nhân dân: Phát triển mạnh mẽ hơn như dệt lụa, đồ gốm, rèn sắt,…. Làng nghề thủ công nổi tiếng như Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội),…
- Nội thương: Chợ được hình thành, nhiều đô thị xuất hiện, khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII như Thăng Long (Kẻ Chợ) - Ngoại thương: Phát triển, hình thành nhiều trung tâm buôn bán lớn + Đàng Ngoài: Phố Hiến (Hưng Yên) + Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),… + Nửa sau thế kỉ XVIII, chính quyền thi hành chính sách hạn chế ngoại thương |
Văn hóa |
• Chữ viết: - Chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh cũng được sáng tạo. - Dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học. • Văn học: - Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế - Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. + Tác phẩm nổi tiếng. Bộ diễn ca Thiên Nam ngữ lục,.. + Các nhà thơ nổi tiếng thời kì này như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,... Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật. - Văn học dân gian phát triển với nhiều thế loại như: truyện tiểu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,... Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi. • Nghệ thuật dân gian + Phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa. Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng.... + Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,... |
Tôn giáo |
• Tôn giáo + Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đã cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. + Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi ở các thế kỉ này. + Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta, đến thế kỉ XVII được lan truyền trong cả nước. • Tín ngưỡng : tại các làng xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm, thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, đất nước. |
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 43 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, em hãy cho biết: Làng thủ công nào ở Việt Nam được hình thành từ các thế kỉ XVI – XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay? Hãy đề xuất ít nhất một giải pháp để bảo tồn các làng nghề đó.
Phương pháp giải:
Sưu tầm thông tin từ sách, báo, internet,…
Lời giải chi tiết:
Ngày nay, nhiều làng thủ công vẫn còn đang hoạt động và phát triển như: gốm Bát Tràng (Hà Nội)...
Giải pháp bảo tồn: Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, triển lãm sản phẩm; Tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm cho du khách đến tham quan; Phát triển kinh tế kết hợp phát triển du lịch,…
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 43 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Em biết những con đường, ngôi trường.. nào mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?
Phương pháp giải:
Sưu tầm thông tin từ sách, báo, internet,…
Lời giải chi tiết:
Những con đường, ngôi trường.. mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
Con đường: Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Đường Đào Duy Từ (Hoàn Kiếm- Hà Nội),….
Trường học: Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy – Hà Nội), Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy – Hà Nội), Trường THCS Đào Duy Từ (Thanh Xuân – Hà Nội), Trường PTLC Đào Duy Từ (Bắc Ninh),…