Bài toán về các đại lượng tỉ lệ thuận — Không quảng cáo

Lý thuyết Toán lớp 7 Lý thuyết Đại lượng tỉ lệ thuận Toán 7


Bài toán về các đại lượng tỉ lệ thuận

Bài toán về các đại lượng tỉ lệ thuận

Phương pháp:

+ Xác định rõ các đại lượng có trên đề bài.

+ Xác định tương quan tỉ lệ thuận giữa hai đại lượng

+ Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Ví dụ: Cứ \(100\,kg\) thóc thì cho \(60\,kg\)  gạo. Hỏi \(2\)tấn thóc thì cho bao nhiêu kilogam gạo?

Phương pháp giải:

+ Xác định tương quan tỉ lệ thuận giữa hai đại lượng

+ Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Cách giải:

Đổi \(2\)tấn\( = 2000\,kg\).

Gọi \(x\,\,\left( {x > 0} \right)\) là số kilogam gạo có trong hai tấn thóc.

Ta thấy số tấn thóc và số gạo là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

Ta có \(\dfrac{{60}}{{100}} = \dfrac{x}{{2000}} \Rightarrow x = \dfrac{{2000.60}}{{100}} = 1200\) kg.

Vậy 2 tấn thóc có \(1200\,kg\) gạo.


Cùng chủ đề:

Bài toán về các đại lượng tỉ lệ nghịch
Bài toán về các đại lượng tỉ lệ thuận
Bất đẳng thức tam giác
Bậc và các hệ số của một đa thức
Biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn
Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
Biểu thức đại số